Cô gái 20 tuổi bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày chỉ sau nửa năm uống nước kiểu này, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hại

Phạm Trang, Theo Phụ nữ mới 07:49 15/12/2023
Chia sẻ

Uống nước là điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày nhưng dùng sai cách chẳng những không giúp thuyên giảm các triệu chứng đau dạ dày mà còn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tiểu Giả (20 tuổi, Quảng Đông, Trung Quốc) thường xuyên bị đau dạ dày, trào ngược axit cùng nhiều vấn đề khác. Sau khi tìm kiếm trên mạng và vô tình thấy thông tin về việc uống nước nóng có thể khiến cơn đau thuyên giảm, cô gái đã thực hiện theo.

Cô gái 20 tuổi bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày chỉ sau nửa năm uống nước kiểu này, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hại - Ảnh 1.

Nhưng không ngờ, chỉ vài tháng sau, Tiểu Giả nhận ra triệu chứng đau dạ dày không hề thuyên giảm mà còn nặng thêm. Sau khi đến bệnh viện nội soi thì phát hiện mình mắc ung thư dạ dày.

Phó trưởng khoa tại Bệnh viện Tập đoàn La Hồ (Thâm Quyến, Trung Quốc), bác sĩ Triệu Nghị cho biết, hiện nay có nhiều người đang hiểu nhầm về việc uống nước nóng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày hoặc đau bụng kinh. Tuy nhiên, theo bác sĩ, việc uống nước quá nóng thậm chí còn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tạo gánh nặng, khiến dạ dày càng tổn thương nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, việc uống nước hoặc sử dụng thực phẩm quá nóng (trên 60 độ C) có thể gây tổn thương nhiệt cho cổ họng và thực quản, từ đó dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các tế bào ung thư.

Cô gái 20 tuổi bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày chỉ sau nửa năm uống nước kiểu này, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hại - Ảnh 2.

Bác sĩ Triệu Nghị

Tuy nhiên, dù uống nước nóng có thể khiến cơn đau dạ dày trầm trọng hơn nhưng không thể khẳng định đây là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày có liên quan đến thói quen ăn uống, môi trường, tiền sử di truyền gia đình và nhiễm trùng Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) trong dạ dày.

7 triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày

1) Khó tiêu dai dẳng, chán ăn, khó chịu sau khi ăn

2) Sụt cân nhanh

3) Nôn mửa, thậm chí nôn ra máu

4) Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen

5) Thiếu máu, mệt mỏi và suy nhược

4 thói quen để có dạ dày khoẻ mạnh

1. Ăn nhiều rau củ quả

Trái cây và rau quả nói chung rất giàu các loại vitamin như C, A, E; caroten, axit folic và flavonoid. Những dưỡng chất này có khả năng ngăn ngừa sự hình thành chất gây ung thư, giảm tổn thương DNA và có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào ung thư, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Cô gái 20 tuổi bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày chỉ sau nửa năm uống nước kiểu này, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hại - Ảnh 3.

Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu đảm bảo lượng rau và trái cây ăn vào hơn 4 ngày trong tuần có thể giảm tới 44% nguy cơ ung thư dạ dày.

2. Hạn chế hút thuốc và uống rượu

Mọi người đều biết rằng hút thuốc lá làm tổn thương phổi, nhưng hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Bất kể hành vi hút thuốc là trong quá khứ hay hiện tại đều làm tăng từ 2 đến 3 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Cùng với đó, thuốc lá có thể gây đột biến protein khối u P53 và một số enzym và từ đó tạo ra các chất gây ung thư khác nhau như dimethylnitrosamine, benzopyrene... Những chất này sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa thông qua tuần hoàn máu và làm tổn thương niêm mạc dạ dày và cuối cùng gây ra ung thư.

Rượu cũng là một trong những thứ gây hại với dạ dày. Những người uống nhiều rượu thường phải đối diện với nguy cơ viêm loét dạ dày và kéo theo đó là khả năng mắc ung thư dạ dày cũng tăng cao.

3. Ăn đều đặn đúng giờ, không nên ăn quá no

Nhiều người có thói quen ba bữa ăn mỗi ngày không đều đặn vào cố định một khung giờ. Dạ dày có đồng hồ sinh học của nó, nếu ăn không cố định khung giờ ăn uống trong thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Đồng thời, khi ăn quá no, thức ăn sẽ khó được tiêu hóa hết, khiến dạ dày thấy khó chịu. Những thói quen ăn uống không tốt này có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Cùng với đó, các chuyên gia cũng khuyên mọi người không nên dùng các loại đũa ăn chung ngoài quán cũng như hạn chế việc gắp thức ăn cho nhau trên bàn ăn. Việc này không chỉ đẩy lùi nguy cơ ung thư dạ dày mà còn giảm nguy cơ mắc một số vi khuẩn lây truyền qua thực phẩm khác như Helicobacter pylori, vi rút viêm gan A...

4. Giữ tinh thần thoải mái

Sự xuất hiện của các bệnh về dạ dày có liên quan nhiều đến cảm xúc tâm lý của con người. Trong một nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày của những người trong trạng thái suy nhược tinh thần trong thời gian dài và sang chấn tâm lý nặng trong vòng 10 năm lần lượt cao gấp 1,7 lần và 2,1 lần so với người tâm lý ổn định bình thường. Những người quá u uất, cô đơn, trầm cảm và sống nội tâm cũng là những đối tượng rất dễ mắc ung thư dạ dày.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ai cũng phải trải qua chịu nhiều áp lực và lo lắng thường trực, hãy cố gắng trút bỏ những cảm xúc tiêu cực và áp lực tâm lý với gia đình, bạn bè.

Nguồn: HK01, edh,tw

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày