Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời "Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế?"

Quỳnh Trân - Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 07:02 26/12/2016
Chia sẻ

Nếu ngày trước, Sài Gòn chỉ kẹt xe vào 2 giờ cao điểm sáng và chiều tối, thì bây giờ tình trạng "chôn chân tại chỗ" ngay tại trung tâm thành phố đang trở nên nghiêm trọng hơn: Giờ nào cũng kẹt, ngày nào cũng kẹt, kẹt đến phát rồ!

 Clip: Tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng ở những tuyến đường trung tâm Sài Gòn.

Mất hơn nửa tiếng để đi quãng đường 1km vào giờ trưa

Không ai hiểu vì sao trong vòng một tháng trở lại đây, các ngả đường ở trung tâm Sài Gòn luôn đông đúc bất kể ngày giờ. Dù ra đường vào 11 giờ trưa, 2 giờ chiều hay 8 giờ tối, lượng xe cộ vẫn đông chưa từng thấy. Có những thời điểm dòng xe chết cứng giữa đường cả tiếng, có thời điểm vẫn di chuyển được nhưng mất cả tiếng đồng hồ chỉ trên một quãng đường hơn cây số... đó là những thứ khiến người Sài Gòn phát "điên" thời gian qua.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 2.

Gương mặt lừ đừ, mệt mỏi vì kẹt xe của người dân khi di chuyển trên một đoạn đường ùn tắc cục bộ tại trung tâm.

Chị Quỳnh Mai (28 tuổi) là một nhân viên làm việc tại tòa nhà trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 cho biết: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ ra đường như gần đây, nhất là khi phải bắt xe taxi. Có hôm tôi đi từ đầu đường Lý Tự Trọng đến cuối đường mà cũng nhích gần cả tiếng mới đến được".

Đoạn từ đầu đường Nguyễn Du đến ngã giao Pasteur, hoặc Lý Tự Trọng, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa giao Lê Quý Đôn... là những ngả đường trung tâm lúc nào cũng có dòng xe nối dài hàng km vào tất cả các giờ trong ngày, khiến người dân, đặc biệt là nhân viên công sở ngao ngán.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 3.

3 giờ chiều, dòng xe vẫn chen chúc trên đường Lý Tự Trọng, chỉ có thể nhích từng chút một.

Có mặt tại đường Cách Mạng Tháng 8 (CMT8, quận 3, TP. HCM) hướng về quận 1 vào 2 giờ chiều, chúng tôi đã ghi nhận được tình cảnh khổ sở của người dân vì kẹt xe nghiêm trọng xảy ra thường xuyên tại đây. Đoạn kẹt nghiêm trọng nhất là từ nút giao CMT8 - Nguyễn Đình Chiểu qua giao lộ CMT8 - Võ Văn Tần rồi đến giao lộ CMT8 - Nguyễn Thị Minh Khai.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 4.

Đường CMT8 (quận 3) ùn tắc thường xuyên và kéo dài hàng giờ.

Khi đường CMT8 di chuyển được qua đèn đỏ thì đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai lại kẹt kinh hoàng và ngược lại. Vòng luẩn quẩn cứ lặp lại khiến khu vực trung tâm Sài Gòn này rối loạn vì kẹt xe cho dù CSGT luôn có mặt để điều tiết.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 5.

Đường Lê Duẩn, quận 1 lúc 6 giờ tối.

Ông Nguyễn Văn Tư (quận 3. TP. HCM), một người dân sống lâu năm trên đường CMT8 cho biết: "Tôi buôn bán ở đây lâu rồi nên thấy được tình trạng kẹt xe đang trở nên nghiêm trọng hơn trên tuyến đường này, có hôm 10 giờ sáng là kẹt xe đến 6-7 giờ, có bữa kẹt luôn đến 8 giờ tối. Đây là đoạn đường nhỏ nhưng xe buýt và xe tải cùng với taxi di chuyển qua ngày càng nhiều".

Còn tại một tuyến đường khác ở trung tâm Sài Gòn là đường Hai Bà Trưng (quận 1), cũng luôn bị kẹt xe nghiêm trọng. Thời điểm chúng tôi ghi nhận lúc 15h tuyến đường này đã ùn tắc, hàng trăm phương tiện đứng một chỗ từ đoạn Lê Duẩn đến đường Lý Tự Trọng.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 6.

Không phải ngày lễ, đã qua giờ cao điểm, nhưng khu vực trước Nhà thờ Đức Bà vẫn xảy ra tình trạng xe cộ hỗn loạn như thế này.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 7.

Trước đây, những ngả đường ở trung tâm Sài Gòn như Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch... rất ít khi xảy ra ùn tắc cả buổi tối như thế này.

Xe ôm, taxi than trời vì "chỉ cách khách hàng vài trăm mét mà cũng không đón được!"

Anh Duy Phong - tài xế xe ôm của Grab cho biết, anh thường chạy xe hoặc giao hàng ở khu vực quận 1 và thời gian gần đây anh phải mất rất nhiều thời gian để có thể đến được điểm đón khách. Anh chia sẻ: "Bây giờ khi thấy khách book xe thì câu đầu tiên khi tôi gọi hỏi là: Anh/chị có thể chờ được không vì em sẽ đến trễ do... kẹt xe. Có khách nào thông cảm thì họ chờ, còn có những khách khi mình gần đến rồi thì họ lại hủy chuyến vì không đợi nổi".

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 8.

Để bắt được một chiếc taxi đi dạo quanh Sài Gòn thời điểm này là một bài toán khó.

Cũng như anh Phong, nhiều tài xế taxi phải rất vất vả mới đến đón được khách ở các trung tâm thương mại quận 1. "Có hôm thấy khách đặt xe trên đường Pasteur mà mình cũng đang ở cách đấy 500 mét nhưng lại không thể đến đón khách được do đường một chiều phải đánh một vòng lớn, mà vòng nào cũng... chật kín xe cộ", một tài xế Uber chia sẻ.

Tài xế khốn khổ, khách hàng cũng đau đầu không kém. Bởi rất nhiều người muốn đặt được Uber và Grab vào thời điểm này không phải dễ: xe đến chậm, không có tài xế nào nhận cuốc, giá tăng mọi thời điểm và nhất là khi chọn di chuyển bằng xe taxi, nhiều khách hàng đã phải ngồi lì trong xe cả tiếng để... nhích để địa điểm cần đến.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 9.

Không chỉ taxi và xe ôm truyền thống gặp khó khăn mà cả những tài xế của Grab, Uber cũng thường xuyên bị khách hủy cuốc xe vì không thể đến được điểm đón nhanh nhất.

Clip: Những ngày này ai cũng phải kêu trời Chuyện gì ở trung tâm Sài Gòn thế, kẹt xe gì mà kẹt vô lí thế? - Ảnh 10.

Xe hơi đỗ bên đường cùng với hàng rong, người đi bộ tràn xuống lòng đường, xe máy xe ô tô đi hỗn loạn là một trong những nguyên nhân khiến các ngả đường trung tâm ùn tắc.

Thống kê từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM cho thấy TP.HCM là địa phương có số lượng phương tiện giao thông cao nhất nước với hơn 7,6 triệu xe các loại. Theo Sở GTVT TP, đến hết năm 2015, TP. HCM đã có 627.000 ô tô, tăng gấp 5 lần so với 15 năm trước. Dự báo lượng phương tiện sẽ còn tăng nhưng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày