Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87

M, Takeshi, Theo Trí Thức Trẻ 11:55 30/01/2015

Một số poster "chế" hài hước của các đề cử Oscar 87 vừa được tung ra.

Kể từ khi những cái tên trong danh sách đề cử Oscar 2015 được xướng lên, nó đã trở thành chủ đề được dân tình bàn tán không ngớt trong những ngày vừa qua. Từ chuyện hay dở của các bộ phim tranh giải, những bất công hay thiên vị của hội đồng giám khảo, hành trình của các diễn viên và rất nhiều câu chuyện thú vị khác nữa. Mới đây trang “theshiznit” của Anh đã cho đăng một loạt những hình ảnh hài hước xoay quanh các bộ phim năm nay với nhan đề “Nếu những tấm poster của Oscar 2015 biết nói sự thật”. Nó không chỉ khiến chúng ta phì cười về sự hóm hỉnh mà còn đọng lại phía sau đó những điều đáng suy nghĩ.

1. Boyhood

Boyhood giành được các đề cử: Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Biên tập xuất sắc nhất.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 1
"Boyhood" trở thành "Puberty Timelapse"

Boyhood là bộ phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi Richard Linklater. Phim kể về quãng đời của Mason từ lúc cậu còn bé cho đến khi bước vào trường đại học. Việc đổi tên thành "Tuổi dậy thì tua nhanh" ám chỉ việc Linklater đã làm phim trong vòng 12 năm kể từ lúc diễn viên Ellar Coltrane còn nhỏ cho đến khi cậu đã trưởng thành. Sau đó ghép những dữ liệu đó lại thành một phim hơn hai tiếng rưỡi và ghi lại sự lớn lên của Mason, điều này cũng tương tự như kỹ thuật làm "Time-Lapse". Còn phần nhận xét trên poster được dịch ra là “Luật lao Động trẻ em - Rõ ràng không áp dụng với Richard Linklater” ám chỉ việc đạo diễn Richard Linklater đã làm việc cùng Ella Coltrane từ khi cậu còn chưa đủ tuổi vị thành niên.
 
2. Birdman

Birdman dẫn đầu Oscar 87 với chín đề cử: Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Âm thanh xuất sắc nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 2
"Birdman" trở thành “The Dark Knight Crisis”

Birdman là câu chuyện kể về nhân vật Riggan – người từng vào vai siêu anh hùng Birdman đình đám một thời nhưng bây giờ thì ông đang ở trên bờ vực của sự nghiệp. Cuộc đấu tranh nội tâm giữa cái tôi siêu anh hùng trong quá khứ và cuộc sống thực tại của anh được cho là giống với chính sự nghiệp của diễn viên Michael Keaton, người thủ vai Riggan. Việc đổi tên từ Birdman thành "Cuộc khủng hoảng của kỵ sĩ bóng đêm hay Batman trở lại" nhằm ám chỉ Michael Keaton vì ông đã từng vào vai Batman và trở nên nổi tiếng, tuy nhiên sau đó, ông không còn vai diễn nào đáng nhớ hơn Batman cả. Còn câu nhận xét "Bạn có hiểu thế nào là Batman không?" là nhận xét hài hước nói về lý do tại sao những bài phê bình luôn tâng bốc những bộ phim về Batman một cách quá đáng.


3. The Theory of Everything

The Theory of Everything nhận được các đề cử: Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất xắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Nhạc nền xuất sắc nhất.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 3
"The Theory of Everything" trở thành "Challenging Disalblity Biopic"

The Theory of Everything dựa trên câu chuyện có thật về nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephan Hawking. Sở hữu một bộ óc thiên tài nhưng không may ông mắc phải chứng thần kinh vận động vào năm 21 tuổi và không thể đi lại cũng như giao tiếp bình thường được. Chuyện phim xoay quanh thiên tình sử của ông với người bạn đời là bà Jane Hawking. Tên phim được chuyển thành "Chuyện Đời Thử Thách Của Người Tật Nguyền", nhắm đến tình trạng bệnh tình của nhà khoa học chứ loại bỏ đi cái sự nên thơ trong cái tên gốc. Còn câu nhận xét "Họ đã tìm ra cách thức để đoạt giải Oscar: Tật nguyền thì chắc chắn có giải" nói đến xu hướng các vai diễn được Oscar hầu hết đều là những người tật nguyền hay mắc bệnh hiểm nghèo.

4. Selma

Phim nhận được các đề cử: Phim xuất sắc nhất, Bài hát trong phim hay nhất.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 4
"Selma" trở thành "Challenging Race Biopic"

Selma cũng được dựa trên câu chuyện có thật về Martin Luther King, người đã dành cả đời mình cho những hoạt động đòi lại nhân quyền cho người da màu tại Mỹ. Ông từng giành giải Nobel Hòa Bình năm 1964 và nổi tiếng với câu nói “Tôi có một giấc mơ”. Tên của phim bị chuyển thành "Câu Chuyện Có Thật Về Đấu Tranh Chủng Tộc", ý tưởng khá giống với poster của phim The Theory of Everything. Nhất là câu tag line "Nếu Bạn Không Thích Phim Thì Bạn Chắc Chắn Không Ưa Người Da Màu" giống như một câu chế giễu dành cho những người có xu hướng phân biệt chủng tộc.

5. The Imitation Game 

Phim nhận được các đề cử: Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, Nhạc nền xuất sắc nhất, Giải thiết kế sản xuất, Biên tập phim xuất sắc nhất.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 5
"The Imitation Game" trở thành "Chuyện Đời Chàng Gay"

Tiếp tục là một bộ phim lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử có thật. The Imitation Game kể lại cuộc đời của nhà toán học tiên phong Alan Turing. Ông đã thành công trong việc mã hóa máy Enigma của phát xít Đức và góp phần quan trọng vào chiến thắng của phe Đồng Minh ở Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, sau này Alan Turing bị chính quyền điều tra và bị "thiến hóa học" vì ông thú nhận mình người đồng tính. Sau đó, Alan Turing đã tự tử khi ông mới 41 tuổi. Tên phim được chuyển thành "Chuyện Đời Chàng Gay", đánh vào yếu tố đồng tính trong phim, mặc dù nó được nhắc đến rất ít và không phải là chủ đề chính. Còn câu tag line "Mọi người im lặng nào, Benedict Cumberbatch đang diễn vai xuất sắc nhất của anh ta đấy" ám chỉ rằng sau những vai diễn thành công của anh như Sherlock Holmes trong series cùng tên hay Khan trong Star Trek thì Alan Turing chính là vai diễn đánh dấu sự nghiệp của Benedict Cumberbatch. Tuy nhiên, vai Alan Turing ít nhiều vẫn có dáng dấp của Sherlock Holmes ở trong đó.

6. Foxcatcher

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 6
"Foxcatcher" trở thành "Wrestle Mania"

Những ai đã xem những bộ phim hài như The 40 Years Old VirginDate Night hay Crazy, Stupid, Love của Steve Carell chắc chắn không thể nhận ra anh trong tạo hình của Foxcatcher. Đây cũng chính là ngụ ý của câu tag line "Không thể nhận ra Steve Carell vào vai Robin William". Chính tạo hình đột phá của Steve đã mang lại cho anh một đề Oscar cho giải Nam chính xuất sắc của năm nay. Với tông phim và chủ đề khá nghiêm túc,  bộ phim bị trêu đùa là lấy cảm hứng từ "những kẻ bị sang chấn tâm lý sau khi tham gia WWE". Ba diễn viên còn bị gắn mác tên những nhân vật của phim họ từng tham gia. 

7. American Sniper

Đề cử: Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Biên tập phim xuất sắc, Thiết kế âm thanh xuất sắc.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 7
"American Sniper" trở thành "Video tuyển binh lính"

Poster trên mang tính biếm họa rất cao, nó cho rằng American Sniper là một sản phẩm cổ động, một "Video tuyển binh lính" cho quân đội Mỹ. Thực vậy, hàng năm thì chính phủ Mỹ vẫn bỏ tiền ra để làm những bộ phim về đề tài chiến tranh mà trong đó những quân nhân đều là những người anh hùng. Trong phần giới thiệu tên các nhân vật, bên cạnh Bradley Cooper và Sienna Miller thủ vai thì các nhân vật còn lại chỉ toàn súng là súng. Sự xỉa xói còn được tăng thêm khi poster thêm một câu tagline: “Hoa Kỳ đã phê chuẩn thông điệp này: tiến lên nào nước Mỹ”.

8. Gone Girl

Đề Cử: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 8
"Cô gái mất tích" trở thành "Selfish Cunts"

Hiện tượng Gone Girl (Cô gái mất tích) từng làm khuynh đảo các phòng chiếu hồi cuối năm qua nhận những lời châm biếm tương đối nặng nề. Tên phim biến thành "Những kẻ khốn ích kỷ", nói về hầu hết tính cách của các nhân vật trong phim. Tác giả của tấm poster cho rằng hai vợ chồng Nick (Ben Affleck) và Amy (Rosamund Pike) là "bên tám lạng người nửa cân" và họ rất xứng ở bên nhau vì cả hai đều ghê gớm và nguy hiểm. 

9. Nightcrawler 

Đề Cử: Kịch bản gốc xuất sắc nhất

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 9
"Nightcrawler" trở thành "TMZ: The Movie"

Nightcrawler – một phim với đề tài về ranh giới đạo đức của những người săn tin tức được ví với tuyệt phẩm Scarface dành cho giới Paparazzi. Những người có khiếu hài hước còn cho rằng nó là phiên bản điện ảnh của chương trình truyền hình thực tế gây tranh cãi TMZ.

10. Fury

Tuy phim không nhận được đề cử nào nhưng cũng không thoát khỏi danh sách.

Những poster "giễu nhại" các đề cử Oscar 87 10
"Fury" trở thành "Brad's Army"

Tuy không phải là một phim dở nhưng Fury vẫn chỉ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng nước Mỹ, thứ đã quá nhàm chán với khán giả. Nếu so sánh với những tác phẩm nói về cuộc chiến giữa quân Đồng Minh và Đức Quốc Xã trong quá khứ thì nó không thể vượt nổi cái bóng của Saving Private Ryan hay một phim khác cũng có Brad Pitt tham gia là Inglourious Basterds.