Phim chuyển thể” trước giờ luôn là một vùng đất nhiều… gạch đá. Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ, các độc giả trung thành đã sẵn sàng mò lên IMDb vote thấp nhằm “báo thù” cho cuốn sách mình yêu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp oái ăm: phim tung hoành các rạp phim, càn quét các giải thưởng, trở thành một tượng đài trong lòng người xem, nhưng nó chỉ là một… cái gai nhổ mãi không ra trong mắt của chính người khai sinh ra mình.
1. The Shining
Nhân vật Jack Torrance do Jack Nicholson trong phân đoạn biểu tượng "Here's Johnny!"
Phần lớn chúng ta đều có thể công nhận The Shining là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất từ trước tới giờ, với những phút giây hồi hộp gay cấn phát sợ. Tuy nhiên, tác giả nguyên tác, Stephen King, lại không có vẻ gì thích thú với phiên bản điện ảnh của nhà làm phim huyền thoại Stanley Kubrick.
Trong một bài phỏng vấn, ông cho rằng nếu The Shinning đứng riêng thì nó là một tác phẩm rất khá, nhưng khi đặt cạnh cuốn sách thì nó lại là một sự thất bại trong việc chuyển thể. Một trong những lý do đó chính là việc hạ thấp vai trò của căn nhà ma ám trong truyện. Điều này góp tay khiến nhân vật chính Jack Torrance (Jack Nicholson) bị ghét thêm, và phá hoại quá trình biến đổi từ một nhà văn nản chí thành một tên tâm thần của anh.
Trailer của "The Shinning"
Nội dung của The Shinning xoay quanh chuyến du lịch kinh hoàng của nhà văn Jack Torrence cùng vợ con tại khách sạn Overlook. Anh được trả tiền để trông coi Overlook trong suốt mùa đông khi nó đóng cửa, Jack cũng tận dụng thời gian và không gian hẻo lánh tại đây để sáng tác tiểu thuyết. Tuy nhiên, có một thế lực quỷ ám tại khách sạn đã thay đổi con người của Jack và biến anh thành một kẻ điên loạn.
2. American Psycho
Bộ phim của Mary Harron này có thể nói là một trong những bước đệm đầu tiên của Christian Bale trên con đường trở thành một ngôi sao Hollywood của anh. American Psycho chấm dứt những chuỗi ngày tuổi trẻ không tiếng tăm của Christian và biến anh thành một điểm sáng của màn ảnh ngay sau khi ra mắt.
Dù được yêu thích bởi phần lớn khán giả, bộ phim vẫn rất chật vật trong việc chui vào mắt xanh của tác giả cuốn sách - Bret Easton Ellis. Bret phàn nàn rằng bộ phim làm nhạt nhòa sức mạnh của nguyên tác. Ông cũng nói thêm rằng cái kết của phim, dù lẽ ra phải “mở”, nhưng hóa ra lại “đóng”. Gần đây Bret cũng tiết lộ rằng ông vẫn đang mong chờ một phiên bản trung thành hơn của tác phẩm sẽ được thực hiện, nhưng rõ ràng là chẳng mấy ai để tâm.
Trailer của "American Pyscho"
Bộ phim kể về cuộc đời "hoàn hảo" của Patrick Bateman - một nhân viên chứng khoán trong phố Wall, cuộc sống của Bateman khá hoàn hảo khi hắn có một cô vợ sắp cưới xinh đẹp và ngày nào cũng ăn chơi tại những tụ điểm sang trọng bậc nhất Manhatthan. Nhưng chỉ khi Bateman ở một mình, thì hắn mới lộ rõ những suy nghĩ và thú vui bệnh hoạn của mình. Bateman tự nhận mình không phải là một con người, hắn chỉ sở hữu những ý niệm về con người, mà đơn cử là sự tham lam và kinh tởm.
3. One Flew Over the Cuckoo's Nest
Càn quét Oscar 1975 có vẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tác giả “Bay trên tổ chim cúc cu”, Ken Kesey. Trên thực tế, Ken cũng tham gia vào quá trình sản xuất phim, nhưng chỉ 2 tuần sau là tự rút lui vì những sự khác biệt trong ý kiến. Ông ghét rất nhiều những thay đổi mà đạo diễn Milos Forman làm đối với đứa con tinh thần của mình, trong đó bao gồm việc thuyết minh của nhân vật “Chef”. Ken cũng không vui vẻ là mấy với quyết định đưa vai diễn chính cho Jack Nicholson, vì ông muốn Gene Hackman vào vai hơn.
Trailer của "One Flew Over The Cuckoo's Nest"
Để tránh khỏi nhà tù, McMurphy đã chấp nhận lãnh bản án quản giáo trong nhà thương vì hành vi phạm pháp của mình. Ở nơi đây, McMurphy nhận ra con người ta bị đối xử như một kẻ tâm thần không bao giờ có cơ hội được quay trở lại cuộc sống thường ngày. Sự cực đoan và áp đặt của đại bộ phận của nhà thương đã gây ra nhiều câu chuyện đáng tiếc. McMurphy đã dẫn đầu một nhóm người chạy trốn khỏi bệnh viện này.
4. Willy Wonka & The Chocolate Factory
Được xếp vào hàng kinh điển trong dòng phim gia đình, xem đi xem lại các mùa nghỉ lễ nhưng đối với tác giả Roald Dahl, nó thật sự là một cục sạn trong trí tưởng tượng của ông. Bộ phim kể về cậu bé Charlie nghèo khó, vô tình
trúng được tấm vé vàng để tham quan nhà máy chocolate với những công nghệ bí mật
của Willy Wonka. Trong chuyến tham quan, tai họa lần lượt giáng xuống những đứa
trẻ xấu tính đi cùng cậu bé, và ai trải qua được cả chuyến tham quan sẽ nhận được
một phần thưởng vô cùng to lớn. Dù được chọn để viết kịch bản cho bộ phim, Dahl đã thất bại trong việc… chạy deadline, và thế là David Seltzer (mặc cho việc không hề được dẫn tên ở cuối phim) đã phải chung tay tiếp nối 1 phần.
Trailer của "Willy Wonka & The Chocolate Factory"
Cuối cùng, kịch bản chính thức của phim ra mắt như một lời đe dọa tới tác phẩm mẹ, chưa kể sự thay đổi trong nhân vật “Slugworth” và việc thêm vào phân đoạn “fizzy lifting drink”. Năm 2005, Tim Burton làm lại tác phẩm với độ trung thực cao hơn, nhưng so với phần hết khán giả thì khi so sánh 2 phần phim, phiên bản 2005 vẫn hơi… nhạt.
5. Jaws
Tuy không hề xác nhận là ghét, nhưng chắc chắn rằng tác giả Peter Benchley không hề yêu thương gì thành quả của đạo diễn Steven Spielberg. Trong khi Spielberg thay đổi một lượng chi tiết kha khá trong phim, thì Benchley lại lo lắng nhiều hơn về cái kết của phim. Trong sách, nhân vật Hooper bị ăn thịt (quả báo của chuyện tình không lành mạnh với cô nàng Brody). Tuy nhiên, với trí tưởng tượng phong phú của mình, Spielberg đi… giết con cá mập sau khi nuốt chửng cả một bình oxy được bắn bởi Brody, biến Hooper thành một người hùng sống sót. Phiên bản phim của Spielberg dù sao cũng được tung hô hết lời như một bộ phim hồi hộp nhất từ trước tới nay, mặc cho tác giả Benchley vẫn đang càm ràm về việc làm phim mà không vâng lời cha đẻ.
Nội dung của Jaws xảy ra tại hòn đảo Amity yên bình, một con cá mập trắng
bỗng dưng xuất hiện, tàn sát những du khách lảng vảng quanh vùng biển lớn. Sau
rất nhiều nỗ lực không thành của người dân địa phương và chính quyền, cảnh sát
trưởng Martin Brody cùng 2 người bạn là Quint, Matt Hooper tự thân đi săn lùng
con quái thú này.