PGS.TS Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, sốt xuất huyết là căn bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa nhưng ngay từ tháng 5, bệnh đã có xu hướng tăng mạnh.
Riêng trong đầu tuần tháng 4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã ghi nhận 13 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với trước đó. Trong 3 tháng đầu năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số người mắc sốt xuất huyết tăng 3,7 lần.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa nhưng ngay từ tháng 5, bệnh đã có xu hướng tăng mạnh.
Đặc biệt, dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng đến sớm hơn trong năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 107 xã, phường thuộc 27/30 quận huyện. Ổ dịch sốt xuất huyết mới xuất hiện là tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Trước đó, bệnh nhân đã đi du lịch Đà Nẵng về.
PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, trong vòng 9 tháng đầu năm 2018, số bệnh nhân bị tử vong do sốt xuất huyết đã lên đến con số 11, ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, báo động khẩn cấp khu vực tỉnh thành phố, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Nam, miền Trung. Mặc dù số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và tử vong trong năm 2018 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2017 nhưng giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo hết sức cẩn trọng, tránh tình trạng dịch bệnh tiến triển phức tạp.
Dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng đến sớm hơn trong năm 2019.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm bởi chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Khi bệnh phát triển thành dịch thường gây ra dịch bệnh lớn, nhiều người mắc khiến công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giới chuyên gia cảnh báo, ngay từ bây giờ, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác. Đối với những dụng cụ chứa nước cần phải đậy kín, không để muỗi đẻ trứng vào.
Mỗi gia đình cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân, chạn.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giới chuyên gia cảnh báo, ngay từ bây giờ, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Để phòng chống muỗi đốt, mỗi người cần chú ý luôn mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết cần nằm trong màn, tránh để muỗi đốt sẽ lây lan bệnh cho người khác. Ngoài ra, mọi người cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết.