- Định làm/ nói gì đó nhưng quên khuấy đi mất.
- Người khác nhờ làm việc gì nhưng thường quên bén đi.
- Muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp.
- Quên vị trí đồ vật hàng ngày.
- Quên những việc lặt vặt như quên tắt bếp, quên khóa cửa, quên tắt đèn, đi tắm quên mang khăn...
Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng đơn giản nhưng thật ra lại rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời thì não bộ sẽ ngày càng suy yếu dẫn đến hoạt động chậm chạp, không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán...
Nặng hơn người bệnh sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động và phản xạ cùng các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da... Cuối cùng dẫn đến tử vong vì những bệnh nhiễm trùng.
- Căng thẳng, áp lực công việc và học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đãng trí ở người trẻ tuổi.
- Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não quá tải và suy yếu cũng dẫn đến chứng hay quên.
- Thiếu ngủ khiến cho tế bào não không được phục hồi hoàn toàn dẫn đến bệnh hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
- Ăn uống thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường hóa học, nhiều chất bảo quản và phụ gia... dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm trí nhớ của não bộ.
- Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên.
- Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...
- Tăng cường đọc sách là cách rèn luyện trí nhớ tốt nhất.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ngoài trời để thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não.
- Dành ra thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thực hiện các hoạt động ưa thích để cân bằng cuộc sống giúp hạn chế căng thẳng, trầm cảm.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não.