Báo chí là một lĩnh vực được xem là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới bởi nhiều lý do. Để đáp ứng được nhu cầu thông tin của con người, họ phải làm việc hết công suất và đảm bảo tin tức luôn được cập nhật đều đặn 24 giờ. Họ phải có mặt ở những nơi có thể là ranh giới của sự sống và cái chết, đối diện với những tình huống đe dọa đến tính mạng để đưa những hình ảnh chân thực nhất về những sự kiện nóng hổi.
Loạt ảnh dưới đây là minh chứng cho công việc đầy vất vả của các phóng viên, nhà báo ở khắp nơi trên thế giới. Có thể thấy, nếu không yêu và đam mê với công việc này, thì dù có giỏi đến mấy, nhất định bạn sẽ bỏ cuộc khi thực sự gặp những tình huống khó lường. Bạn phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng hơn ngoài viết lách, chụp ảnh,...
Ở tờ báo nổi tiếng The New York Times, họ đã đưa phóng viên của họ đến hơn 160 các quốc gia trên thế giới để cập nhật những tình hình nóng bỏng về xã hội, kinh tế, chính trị. Họ có mặt tại những nơi luôn xảy ra đụng độ và bao trùm bạo lực như Irraq, Afghanistan từ hàng thập kỷ qua. Họ có đưa người đến với các quốc gia Venezuela hay Yemen để điều tra về các cuộc xung đột trong nước, những cuộc tuần hành hay tham nhũng,...
Nhiếp ảnh gia Lynsey Addario cùng các phóng viên Tyler Hicks, Anthony Shadid và Stephen Farrell, đã bị giam giữ tại thành phố Ajdabiya trong khi đưa tin về cuộc đụng độ giữa phiến quân và quân đội ở đất nước Lybia. (Ảnh: TNY Times)
Trong những năm gần đây, các nhà báo bị tấn công, mang thương tích do bom mìn, tai nạn trực thăng,.. xảy ra khá nhiều. Họ bị các băng đảng khét tiếng hành hạ, các tổ chức khủng bố bắt cóc,...
Chân dung của Lynsey Addario trước khi bị bắt (Ảnh: TNY Times)
Nhà báo Tyler Hicks (Ảnh: TNY Times)
Stefan Borg là một phóng viên tin tức nước ngoài của đài truyền hình TV4, Thụy Điển. Ông đã đưa tin quốc tế về tình hình chính trị, các cuộc xung đột và cả thiên tai cho đài TV4 suốt hai mươi năm qua. Borg đã đi đến Trung Đông, vùng Balcan, Ai Cập, Lybia, Syria, những nơi được gọi là điểm nóng về chiến sự. Ông cũng là phóng viên có mặt tại sự kiện gây chấn động ngày 11/9/2001 khi Tòa Tháp Đôi của Trung tâm thương mại Thế giới bị tấn công, hay ông đã xuất hiện ở cả Haiti, Philippines để đưa tin về những trận động đất, những cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp. Đến nay, ông là người huấn luyện kỹ năng an toàn cho các đội tin tức từ kênh TV4.
Một phóng viên đến thăm đại sứ quán Mỹ bị tấn công ở Tripoli, Libya. (Ảnh: AP)
Các nhà báo đeo mặt nạ khi đưa tin về một cuộc biểu tình tại Chicago, Illinois trong lúc dịch Covid-19 đang hoành hành hồi cuối tháng 4 vừa qua. Dù các ngành nghề khác được kêu gọi đảm bảo an toàn ở trong nhà trong mùa dịch nhưng các phóng viên vẫn phải làm việc hằng ngày để cập nhật thông tin đến cho độc giả. (Ảnh: CNN)
Một nữ phóng viên cùng người quay phim mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang khi đưa tin về dịch Covid-19. (Ảnh: CNN)
Brian William, người dẫn chương trình thời sự đã có mặt tại Moore, Oklahoma để đưa tin về cơn lốc xoáy làm 24 người chết hồi tháng 5/2013. Ông đã có mặt tại nơi xảy ra thảm họa và đưa tin về nó liên tục hàng giờ từ địa điểm kinh hoàng là hai trường học đã bị san phẳng. Ông được xem là một phóng viên thời sự lăn xả, hết mình và có kỹ năng nghề nghiệp tuyệt vời.
Công việc của một nhà báo, phóng viên quả không dễ dàng và luôn tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro. Thế nhưng, nhiều người vẫn có ước mơ được chinh phục ngành nghề này bởi sự thú vị và những trải nghiệm mà không nghề nghiệp nào có thể cho họ được. Do đó, những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực báo chí vẫn đáng để theo đuổi đấy chứ!
Tổng hợp