Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - "Cổ trấn bị lãng quên" ở Hà Nội

Minh Nhân, Theo Trí Thức Trẻ 00:06 09/11/2021

Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là làng cổ lâu đời, mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, đến nay vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản như cây đa, giếng nước, sân đình...

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 1.

Ngày 7/11, người dân làng cổ Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội bức xúc khi phát hiện một đoàn làm phim hài Tết đã tự ý tô màu, làm mới giếng cổ nổi tiếng ở đình Mông Phụ. Để xây dựng bối cảnh cổ xưa, các thành viên của đoàn phim đã dùng vôi ve màu đỏ phủ lên bề mặt giếng, dùng bút vẽ màu đen phủ trát để tạo hình viên đá ong

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 2.

Sau phản ánh của dân làng, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cùng cán bộ xã đã tới hiện trường để giải quyết vụ việc, yêu cầu dừng những hành vi xâm phạm di tích và trả lại hiện trạng ban đầu cho giếng đình. Đến chiều 8/11, đoàn làm phim đã dùng nước rửa đi lớp vôi vẽ trên thành giếng, tuy nhiên cũng đã vô tình "phủi bay" lớp rêu phong cổ kính lâu năm của di tích. Ngoài ra, giếng xuất hiện nhiều vết cọ rửa lem nhem, nguệch ngoạc

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 3.

Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng cổ Đường Lâm là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, ngày 19/5/2006. Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Trong bức ảnh được chụp năm 2017, bên góc trái là giếng cổ đình Mông Phụ khi di tích này chưa bị xâm phạm

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 4.

Đình Mông Phụ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1984. Theo quan niệm của dân làng, đình Mông Phụ đặt trên đầu rồng mà hai chiếc giếng ở hai bên là hai con mắt. Do đó, khi đoàn làm phim hài Tết tự ý tô vẽ lên giếng đã khiến người dân vô cùng bức xúc!

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 5.

Bao quanh đình và giếng là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong - loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại làng cổ Đường Lâm. Hàng rào đá ong đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc, cổ kính đi cùng năm tháng

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 6.

Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường sá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 7.

Giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại, người dân Đường Lâm vẫn giữ nguyên những nét bình dị mộc mạc với những bức tường đá ong, lãng quên đi cuộc sống bon chen nơi phố thị

Đường Lâm có tới 956 nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850…, đến nay tuổi đời xấp xỉ 300 - 400 năm. Nhà cổ chủ yếu được xây dựng trên nền đất đá ong theo lối xưa, gỗ lim thuộc loại có giá trị cao kèm những nét chạm trổ tinh xảo và đẹp mắt. Không khí trong nhà mát về mùa Hạ, ấm áp về mùa Đông

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 9.

Những bức tường đặc trưng chỉ có ở làng cổ Đường Lâm

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 10.

Nếu đến làng cổ Đường Lâm, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cây đại thụ tỏa bóng mát như thế này

Những cổng làng, sân đình, miếu,... tại làng cổ Đường Lâm

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 12.

Đặc sản của Đường Lâm là nước vối và chè lam truyền thống. Ngày mưa và lạnh, được uống chén trà nóng và thưởng thức đặc sản ngay tại nơi đây, không còn gì tuyệt vời hơn

Chùm ảnh: Vẻ đẹp bình dị của Đường Lâm - Cổ trấn bị lãng quên ở Hà Nội - Ảnh 13.

Ngoài ra, đường Lâm còn nổi tiếng không kém gì làng Bần, làng Cự về tương. Nhà nào cũng có ít nhất vài chum tương

Liên quan vụ việc giếng cổ ở làng Đường Lâm bị đoàn phim hài Tết tự ý tô vẽ gây bức xúc, ông Trương Đức Thắng, đại diện đoàn phim cho biết, khi về làm việc tại làng cổ Đường Lâm, đoàn mới chỉ báo cáo chính quyền địa phương bằng miệng, chưa báo cáo Ban Quản lý di tích làng cổ.

Ông Thắng thừa nhận "thiếu sót" và "nghiêm túc rút kinh nghiệm", mong muốn "chính quyền địa phương và người dân thông cảm".

Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho hay đã yêu cầu đoàn làm phim dừng quay phim và khắc phục hậu quả.

"Họ đã nhận lỗi vi phạm, cam kết khắc phục trong ngày 8/11. Nếu họ thông qua chúng tôi thì sẽ được hướng dẫn các biện pháp đúng quy định để không xâm hại tới di tích, thì có lẽ đã không xảy ra sự việc này", ông Thạo nói.

Ông Thạo cho biết, thời gian tới nếu tiếp tục đón các đoàn quay phim tới làng cổ Đường Lâm, Ban Quản lý sẽ tăng cường công tác quản lý, thậm chí sẽ cử cán bộ theo đoàn để giám sát, kịp thời nhắc nhở.

Ông Phan Văn Hòa, Chủ tịch xã Đường Lâm cho biết hiện chính quyền địa phương đang họp bàn xử lý sau vụ việc trên.