Cho mèo hoang ăn, nữ sinh nhập viện cấp cứu

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ mới 09:10 13/11/2024
Chia sẻ

Khi bị sốt cao, đau bụng và nôn mửa, cô Tăng (Trung Quốc) cho là mình bị ngộ độc thực phẩm. Không ngờ tính mạng gặp nguy hiểm vì 1 con mèo!

Một nữ sinh 16 tuổi họ Tăng (Đài Loan, Trung Quốc) gần đây đã trải qua một trải nghiệm đáng sợ: bị nhiễm sapovirus sau khi cho mèo hoang ăn. Mọi chuyện bắt đầu khi cô gái trẻ đột nhiên có các triệu chứng sốt cao, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy không dứt. Bố mẹ cô vội vã đưa con gái tới khoa cấp cứu của một bệnh viện đa khoa gần nhà. Kết quả chẩn đoán cô bị“cảm lạnh đường tiêu hóa” - tức thuật ngữ viêm dạ dày ruột do virus trong y học.

Sau hai ngày dùng thuốc, tình trạng của cô Tăng chẳng những không thuyên giảm còn càng nghiêm trọng. Cô nôn mửa một ngày hàng chục lần, ngay cả uống nước lọc cũng nôn. Sau đó, cô còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì cơ thể mất nước nghiêm trọng, buộc phải chuyển đến Bệnh viện Changhua (Đài Loan, Trung Quốc) để tiếp tục điều trị.

Cho mèo hoang ăn, nữ sinh nhập viện cấp cứu- Ảnh 1.

Nữ sinh 16 tuổi bị viêm dạ dày ruột nghiêm trọng sau khi cho mèo hoang ăn (Ảnh minh họa)

Tại đây, các bác sĩ cố gắng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh và phát hiện cô Tăng tiếp xúc với mèo hoang trước khi nhập viện. Tiến sĩ Ma Ruishan - Trưởng khoa Nhi của bệnh viện chia sẻ: “Đúng như chúng tôi nghi ngờ, các xét nghiệm chỉ ra bệnh nhi nhiễm sapovirus. Đây là một loại virus hiếm gặp gây viêm dạ dày ruột. 

Nó không phổ biến như norovirus, rotavirus hay adenovirus nhưng các triệu chứng cũng tương đồng, như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí sốt cao. Các triệu chứng này khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời”.

Làm thế nào để phòng tránh sapovirus khi tiếp xúc với động vật?

Theo giải thích của Tiến sĩ Ma, Sapovirus chủ yếu lây truyền qua đường phân - miệng. Có nghĩa là virus này có thể xâm nhập vào cơ thể qua việc tiếp xúc với phân chứa virus và sau đó đưa tay lên miệng mà không vệ sinh sạch sẽ. Cách thức lây truyền phổ biến nhất của sapovirus là từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm, nước uống hoặc các vật dụng mà người nhiễm virus đã chạm vào.

Ông nhấn mạnh: “Dù nguy cơ người nhiễm sapovirus từ động vật là rất thấp nhưng không phải không xảy ra. Giống như bệnh nhi này, nhiều người cho rằng mèo chỉ gây hại nếu nó cào/cắn, nhưng ngay cả khi không cắn hay cào thì chúng ta cũng có thể nhiễm một số mầm bệnh thông qua tiếp xúc, bao gồm cả sapovirus. Nguy cơ càng cao nếu đó là động vật hoang dã, không được vệ sinh thường xuyên hoặc sau khi tiếp xúc chúng ta không rửa tay đúng cách”.

Ở trường hợp của cô Tăng, khi cho mèo hoang ăn cô đã vuốt ve nó rất nhiều và cố gắng dùng tay làm sạch cơ thể nó. Sau đó, cô không rửa tay mà trực tiếp chạm lên miệng, dùng để bốc đồ ăn vặt. Đương nhiên, không phải con mèo hoang hay động vật nào cũng ẩn chứa sapovirus, nhưng điều quan trọng để phòng bệnh được Tiến sĩ Ma nhắc nhở là không tùy tiện tiếp xúc với động vật hoang dã. Nếu có tiếp xúc, sau đó phải rửa tay thật kỹ, đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu khác thường.

Cho mèo hoang ăn, nữ sinh nhập viện cấp cứu- Ảnh 2.

Sau khi tiếp xúc với động vật, nhất là động vật hoang dã hãy rửa tay thật sạch để phòng nhiếm Sapovirus (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Ma nhắc nhở thêm: “Chăm sóc vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng và kiểm soát thực phẩm sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tránh xa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus gây ra”. Cụ thể, để phòng ngừa các loại virus đường tiêu hóa, điều quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chạm vào động vật. Nên tránh ăn các loại thực phẩm sống. Nếu trong gia đình có người nhiễm sapovirus hoặc các loại virus tương tự, nên sử dụng dung dịch tẩy để khử trùng bề mặt nhằm hạn chế lây lan.

Nguồn và ảnh: Health GVM, ETtoday

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày