Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!

AMT, Theo Thanh niên Việt 10:04 24/04/2025
Chia sẻ

Biến động giá vàng dạo gần đây khiến nhiều chị em ăn không ngon, ngủ không yên.

Trong mọi đợt biến động của giá vàng, có một câu hỏi - cũng là thắc mắc lớn nhất của những người có của ăn của để: Liệu giờ có nên mua vàng/bán vàng hay không?

Giá vàng tăng thì khấp khởi muốn mang đi bán, giá vàng giảm thì cuống cuồng gom tiền đi mua nhưng vấn đề là chẳng ai dự đoán chắc chắn được 100% về mức độ tăng/giảm của giá vàng. Đỉnh cao thì còn có đỉnh khác cao hơn, hoang mang là cảm giác khó tránh.

Những ngày gần đây - khi giá vàng quanh quẩn ở mức 110-112 triệu đồng/lượng, nhiều người "bỗng" trở nên quyết đoán, sau rất nhiều lần chần chừ không gom tiền đi mua vàng.

Rút hết sổ tiết kiệm mấy trăm triệu đến cả tỷ đồng để đi mua vàng

Không khó để bắt gặp những dòng tâm sự như vậy trong các cộng đồng, hội nhóm bàn chuyện quản lý tài chính - đầu tư.

Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 1.

Rút 2 sổ tiết kiệm, được tổng cộng 2,2 tỷ đồng mang đi mua vàng

Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 2.

Một người khác quyết mang hết 500 triệu để dành được đi mua vàng

Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 3.
Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 4.

Một người khác cũng quyết rút hết tiền trong sổ tiết kiệm, được 1,2 tỷ đồng mang đi mua vào vào thời điểm tháng 2/2025

Sở dĩ, không ít người quyết định rút hết tiền gửi tiết kiệm để mua vàng bởi 1 lý do rất dễ hiểu: Mức độ vàng tăng giá cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, việc rút hết tiền tiết kiệm để mang đi mua vàng không phải lúc nào cũng la quyết định đúng đắn!

Bàn về việc mua vàng, Gerard Do - Chuyên gia đầu tư, đồng thời là tác giả cuốn sách "Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư" khẳng định: Vàng không phải là một kênh đầu tư, và vì thế việc đầu cơ vàng là vô cùng rủi ro.

Chuyên gia này khẳng định nếu mua vàng xong và quên nó đi - nghĩa là mua để tích sản, thì được; còn mua vàng với tư duy đợi vàng tăng rồi bán đi lấy lời thì khác.

Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 5.

Chuyên gia Gerard Do

"Nếu bạn có một khoản tiền và đang không biết làm gì với nó, bạn có thể mua vàng và quên nó đi, nghĩa là bạn giữ vàng qua nhiều đợt biến động thì tài sản của bạn vẫn còn nguyên, bảo toàn được giá trị.

Nhưng nếu bạn mua vàng với tư duy đợi giá vàng lên rồi đem bán, tôi cho rằng đây là suy nghĩ rất tai hại , vì không có thị trường nào bền vững đi lên mà không đi xuống, đặc biệt là giá vàng đã tăng quá cao dạo gần đây càng làm cho thị trường này rủi ro hơn với các khoản đầu cơ ngắn hạn" - Chuyên gia Gerard Do nhấn mạnh.

Đừng tất tay vào vàng!

Trong bối cảnh nền kinh tế có biến động, việc bảo vệ và gia tăng tài sản cá nhân trở thành ưu tiên hàng đầu. Nhiều người có xu hướng tập trung toàn bộ nguồn lực vào một kênh tiết kiệm hoặc một loại tài sản tích lũy duy nhất, điển hình là vàng.

Chị em "rủ nhau" rút 1-2 tỷ đồng tiền tiết kiệm để mua vàng, chuyên gia cảnh báo: Rất tai hại nếu không biết điều quan trọng này!- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chiến lược "bỏ tất cả trứng vào một giỏ" tiềm ẩn rủi ro lớn và có thể cản trở mục tiêu tài chính dài hạn. Đa dạng hóa danh mục tiết kiệm và tích sản là một nguyên tắc vàng giúp chúng ta an tâm trước những "cơn sóng ngược" của thị trường.

Vậy, đa dạng hóa danh mục tiết kiệm và tích sản nghĩa là gì? Đơn giản là phân bổ nguồn vốn của bạn vào nhiều loại hình tài sản khác nhau, với mức độ rủi ro và tiềm năng sinh lời khác nhau. Thay vì chỉ gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc chỉ mua vàng, hãy phân bổ đồng đều số tiền mình đang có cho cả 2!

Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất của việc đa dạng hóa danh mục tiết kiệm - tích sản là giảm thiểu rủi ro. Vì không có 1 kênh nào hoàn toàn miễn nhiễm với rủi ro thị trường. Một biến động tiêu cực ở một thị trường cụ thể có thể gây ra tổn thất đáng kể, nếu toàn bộ tiền bạc của bạn tập trung ở đó. Khi bạn phân tán vốn, sự sụt giảm ở một loại tài sản có thể được bù đắp bởi sự tăng trưởng hoặc sự ổn định của các loại tài sản khác. Điều này giúp bảo toàn vốn và giảm thiểu biến động chung của toàn bộ danh mục.

Lợi ích tiếp theo của việc đa dạng hóa danh mục tiết kiệm - tích sản là tối ưu hóa khả năng sinh lời. Các loại tài sản khác nhau thường có chu kỳ tăng trưởng khác nhau. Trong khi một kênh có thể đang trì trệ, một kênh khác có thể đang mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Bằng cách phân bổ tiền vào đa dạng kênh, bạn có cơ hội nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng khác nhau, từ đó tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng cho toàn bộ danh mục của mình.

Lợi ích thứ ba của đa dạng hóa danh mục tiết kiệm - tích sản là mang lại sự linh hoạt. Mỗi loại hình tiết kiệm và tích sản có những đặc điểm riêng về tính thanh khoản, thời gian đáo hạn, và mức độ rủi ro. Việc sở hữu một danh mục đa dạng cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh chiến lược tài chính cá nhân của mình khi cần thiết. Ví dụ, nếu bạn cần một khoản tiền mặt gấp, bạn có thể rút từ các khoản tiết kiệm ngắn hạn mà không ảnh hưởng đến các khoản dài hạn khác.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày