Rất nhiều người thắc mắc: "Tôi dọn nhà mỗi ngày nhưng sao vẫn thấy bừa bộn?". Nguyên nhân không phải vì bạn lười - mà là vì bạn đang giữ quá nhiều thứ không còn cần thiết, và thiếu một hệ thống lưu trữ thông minh.
Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp lại 3 bước đơn giản để dọn sạch, và 3 thói quen giúp duy trì gọn gàng lâu dài, kể cả khi bạn không có nhiều thời gian.
- Trong bếp: Muối, dầu ăn, gia vị mở quá nửa năm, thịt - hải sản đông lạnh để quá lâu, gói nước lẩu, đồ ăn vặt bị quên trong tủ.
- Trong phòng khách/tủ đồ: Thuốc nhỏ mắt đã mở quá 4 tuần, bột cà phê đã ẩm, hộp sữa bột không còn dùng.
- Trong phòng tắm: Sữa tắm dùng dở đã chuyển mùi, đồ vệ sinh mốc, khăn ẩm ướt không khô hoàn toàn.
Dù nhìn còn "tạm ổn", hãy mạnh dạn vứt bỏ. Chúng không chỉ chiếm chỗ mà còn gây mất vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe.
- Áo sơ mi trắng không còn trắng
- Áo ngực bị biến dạng, tất rách, đồ lót mỏng
- Bộ ga trải giường cũ, giày khó đi
Nếu bạn chưa mặc trong 2 năm, bạn sẽ không mặc lại. Cất giữ chỉ làm tủ chật và khiến việc tìm đồ mỗi sáng thêm áp lực.
Đây là "kẻ thù âm thầm" của ngăn kéo gọn gàng:
- Bút không còn mực
- Cáp điện thoại hỏng
- Biên lai không cần
- Hộp nhựa đựng quà tặng, lon nước, túi đựng đồ ăn…
Tưởng nhỏ, nhưng chúng tích lại như núi. Mỗi lần mở ngăn kéo là một lần… chán nản.
- Máy làm sữa chua, nồi hấp mini, máy kẹp sandwich… đã mua từ vài năm trước nhưng dùng được… 2 lần.
Nếu không dùng trong vòng 6 tháng qua, bán lại hoặc tặng đi. Đừng để chúng chiếm không gian - cả vật lý lẫn tâm lý.
- Quà từ người yêu cũ
- Đồ lưu niệm đã mất ý nghĩa
- Đồ thủ công khó vệ sinh nhưng vẫn giữ "cho đẹp"
Nếu bạn không thích nó, không dùng nó và không biết đặt đâu, thì nên dọn nó đi.
Tự hỏi: “Tôi có dùng nó trong 12 tháng qua không? Liệu năm tới có dùng không?”. Nếu câu trả lời là không - đừng chần chừ nữa.
Tặng bạn bè, người thân, thậm chí tặng lại các nhóm cộng đồng.
Ví dụ: Nồi chiên không dầu chỉ dùng 3 lần, nhưng cho người yêu bếp, nó sẽ “sống tiếp”.
Quần áo cũ, đồ đi mưa, chăn cũ → Gửi về quê hoặc để dùng khi làm việc nhà, không cần sạch 100% mà vẫn hợp lý và tiết kiệm.
- Mua một đôi giày, hãy bán hoặc cho đi một đôi cũ
- Có thêm một nồi mới, hãy bỏ nồi ít dùng nhất
Giữ số lượng đồ dùng ổn định, tủ không phình, nhà không chật.
Có hai loại:
- Góc tạm để đồ vặt vãnh như chìa khóa, đồ chơi, hóa đơn chưa kịp sắp xếp → Gom lại vào hộp → Dọn hộp 1 lần mỗi tuần
- Góc để những đồ chưa biết dùng vào đâu → Hộp kín, gọn, có thể để trong tủ → Không làm xấu không gian chung
Cách này giúp bạn giảm gánh nặng xử lý ngay, mà vẫn không để đồ lung tung.
- Gom rác nhẹ
- Đặt lại gối, điều chỉnh ghế
- Thu dọn túi nilon, hóa đơn
- Gấp gọn chăn, xếp sách lại kệ
Sáng hôm sau tỉnh dậy, nhà sạch - tâm sáng - bắt đầu ngày mới dễ chịu hơn.
Bạn không cần trở thành "bà nội trợ mẫu mực", cũng không cần dành cả ngày chủ nhật để dọn nhà. Chỉ cần biết vứt đúng đồ - lưu đúng cách - giữ vài thói quen nhẹ nhàng, ngôi nhà của bạn sẽ luôn sạch, gọn và dễ thở.