Châu Âu thuở "bốc mùi": Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu

Vũ Huế, Theo Trí Thức Trẻ 00:10 16/10/2020
Chia sẻ

Trước thế kỷ 19, người da trắng vẫn ngộ nhận tắm là không đứng đắn. Dù nhiều quốc gia đã thịnh hành nhà tắm công cộng nhưng người dân hiếm khi nghĩ đến việc vệ sinh cơ thể từ đầu đến chân.

Hoàng gia cũng... ở bẩn

Tại châu Âu, nhà tắm công cộng có từ thời La Mã cổ đại (753 TCN). Mọi người cũng sớm biết đến liệu pháp tắm rửa, xem ngâm nước nóng như cách thức chữa bệnh. Tuy nhiên từ khoảng thế kỷ 10 trở đi, họ bắt đầu ngại tắm.

"Về phòng tắm của chúng tôi... nói thật thì cũng chẳng có gì để nhắc tới. Chúng tôi chỉ tắm 2 lần/năm, một lần trước Lễ Giáng Sinh và một lần trước Lễ Phục Sinh," - Thánh Ulrich của Zell (1029 - 1093, Đức) từng viết như vậy trong một văn bản. Ghi chép của Ulrich về chuyện tắm rửa là nguyên tắc chung trong cộng đồng tôn giáo đương thời. Những người bước chân vào tu viện đều chung một lịch tắm rửa với ông, 2 lần/năm.

Ở Pháp, lịch sử lưu một câu chuyện hết sức thú vị về Hoàng đế Napoléon Bonaparte (1769-1821). Dù vẫn đang ở chiến trường, ông thảo một bức thư cho lính truyền tin gửi gấp về cung điện, tới tay Hoàng hậu Joséphine de Beauharnais (1763-1814). Nội dung lá thư vỏn vẹn đúng một câu: "Ta sắp về, nàng đừng tắm".

File 3: Louis XIV (Pháp) và Isabel I (Tây Ban Nha) còn chỉ tắm 2 lần/đời

Tại Anh, Nữ hoàng Elizabeth I (1533-1603) chỉ tắm 1 lần/tháng. Hoàng đế Louis XIV (1638-1715) của Pháp thì cả đời mới tắm đúng 2 lần. Khi sứ thần Nga diện kiến Louis XIV về nước, ông tâu lại với Sa Hoàng: Vua nước Pháp bốc mùi như một con thú hoang.

Nữ hoàng Isabel I (1451-1504) cũng tuyên bố chỉ tắm đúng 2 lần trong đời, khi vừa lọt lòng và trước ngày đại hôn.

Nhiêu khê chuyện tắm rửa thời xưa

Chuyện tắm rửa ở châu Âu thời Trung đại cũng phân đẳng cấp. Giới quý tộc giàu có xây bồn tắm tại gia, đun nước nóng và thỉnh thoảng còn pha hương liệu. Có điều, một lần nước tắm sẽ được dùng cho cả gia đình. Gia chủ được ưu tiên vào tắm trước, sau đó đến vợ con. Giới thường dân thì phải vệ sinh thân thể ngoài sông suối, ao hồ.

Nhà tắm công cộng ở châu Âu có từ thời La Mã cổ đại

Ở phương Tây thuở này, tắm chung là chuyện khá phổ biến. Nó tiết kiệm thời gian và nước, đặc biệt là nước nóng trong những ngày đông tháng giá. Từ Anh cho đến Pháp, Đức, Hà Lan... đều có rất nhiều nhà tắm công cộng. Chúng phục vụ từ giới hoàng gia cho đến binh lính, dân thường.

Châu Âu thuở bốc mùi: Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu - Ảnh 3.

Nhưng bước sang thời Trung đại, người ta lại thường chỉ tắm 2 lần/năm

Nam nữ tắm chung thì tất yếu nhìn thấy cơ thể của nhau. Với một số người, nó nảy sinh hấp dẫn giới tính, dẫn đến quan hệ tình dục. Gái mại dâm cũng lợi dụng các nhà tắm công cộng để câu dẫn khách. Nhà thổ lũ lượt mọc lên ngay cạnh nhà tắm công cộng. Vậy là Giáo hội không thể làm ngơ thực trạng mại dâm. Họ chỉ trích tắm là hành vi dâm dục, khuyên các tín đồ nên ít tắm lại.

Từ thế kỷ X, Burchard của Worms ( 950-1025), tác giả của 20 cuốn giáo luật đã quy định: "Nếu đàn ông đã có vợ nhìn thấy thân thể lõa lồ của bất cứ phụ nữ nào mà nảy sinh ham muốn, thì phải tự phạt bằng cách nhịn đói 5 ngày. Còn nếu chưa kết hôn thì 2 ngày."

"Nếu đàn ông tắm chung với vợ, thấy họ khỏa thân mà nảy sinh ham muốn cũng phải tự phạt bằng nhịn ăn 3 ngày."

Châu Âu thuở bốc mùi: Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu - Ảnh 4.

Tắm được xem là hành vi thiếu đứng đắn thời xưa

Thế kỷ XV, châu Âu rơi vào "đại dịch" giang mai - bệnh lây qua đường tình dục. Giáo hội đổ lỗi cho các nhà tắm công cộng, lần nữa khẳng định: Tắm là khởi nguyên của hành vi bất chính, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lậu. Họ nhấn mạnh lời răn cấm tắm, phổ biến khắp các vương quốc.

Không tắm thì yêu luôn mùi cơ thể

Trở lại với thư nhắn "Ta sắp về, nàng đừng tắm" của Napoléon, người Pháp hiện đại đã tranh cãi suốt nhiều năm. Một nửa các học giả cho rằng, đây chỉ là chiêu bài đức vua này sử dụng để giữ vợ, bởi vợ ông - Joséphine nổi tiếng xinh đẹp và hay "mắt liếc mày đưa" với những người đàn ông khác. Vì thế, hoàng đế mới cho người truyền tin ông sắp về, để bà không dám tùy tiện.

Châu Âu thuở bốc mùi: Vua chúa mê mẩn hương người lâu ngày không tắm, say đắm mùi hôi nách như bảo vật tình yêu - Ảnh 5.

Hoàng đế Napoléon Bonaparte (Pháp) nhắc ái hậu Joséphine de Beauharnais, "Ta sắp về, nàng đừng tắm"

Một nửa các học giả khác thì chắc mẩm Napoléon say mê mùi cơ thể của Joséphine. Ông chỉ báo "sắp về" và dặn "đừng tắm" vì muốn tận hưởng mùi hương của Joséphine mà thôi. Ở thời đại ấy, đàn ông Pháp ngại tắm và yêu phụ nữ ít tắm. Trong mắt họ, các chị em càng lười tắm thì càng trong trắng, thủy chung.

Như câu "yêu ai yêu cả đường đi", người châu Âu thời hạn chế tắm yêu luôn mùi cơ thể. Tại Anh, các thiếu nữ khi hứa hôn sẽ kẹp vỏ táo tươi vào... nách, để nó ngấm mùi của mình rồi gói thành món quà. Họ bí mật gửi nó đến chồng sắp cưới, như một kiểu hứa hẹn "dành hết cho anh".

Các chị em càng ít tắm và bốc mùi thì càng được đánh giá là chính chuyên

Ở Bulgaria, cứ đến dạ tiệc là cánh mày râu nhảy múa tưng bừng. Họ kẹp khăn tay vào nách, để nó thấm mồ hôi đến ướt đẫm. Trước mặt các thiếu nữ, họ rút chiếc khăn "nồng hương" ra, ve vẩy dưới cánh mũi và đưa tới gần. Cánh chị em chưa chồng lén lút hít hà, trêu chọc nhau và cười đùa vui vẻ. Nếu "ưng mùi" anh nào, họ cũng có thể âm thầm "bật đèn xanh" cho anh đấy.

Tham khảo: Todayifoundout, Historic mysteries

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày