Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em

Minh Nhân, Theo Thời Đại 07:00 26/05/2017

Tòhe tin rằng trong mỗi đứa trẻ đều ẩn giấu một tài năng đang chờ khám phá. Những nét vẽ nguệch ngoạc ngỡ tưởng "vô thưởng vô phạt" của các em lại mang một sức hút cực ấn tượng với người xem, đặc biệt hơn khi các em là những đứa trẻ thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn.

Người họa sĩ kiêm nhà điêu khắc người Tây Ban Nha Pablo Picasso đã từng nói: "Tôi mất 4 năm để vẽ được như Raphael, nhưng mất cả đời để vẽ như một đứa trẻ". Bên trong con người và tâm hồn mỗi trẻ nhỏ đều ẩn chứa những tài năng đang chờ khám phá. Những nét vẽ nguệch ngoạc ngỡ tưởng "vô thưởng vô phạt" nhưng lại mang một sức hút cực ấn tượng với người xem, đặc biệt hơn khi các em là những đứa trẻ thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn.

Nép mình giữa lòng Hà Nội phố thị ồn ào tấp nập, một cửa hàng bé nhỏ xinh xinh mang tên Tòhe ra đời đã hơn 11 năm nay với sứ mệnh cao cả: chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ tự kỷ.

Toàn cảnh cửa hàng bé bé xinh xinh Tòhe, nằm tại số 8, đường Đỗ Quang, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hẳn bạn vẫn đang nghĩ, Tòhe là dự án chuyên về nghề nặn đồ chơi dân gian bằng bột gạo nếp ở những làng quê Việt Nam. Nhưng không, bước vào không gian của Tòhe, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm thời trang, phụ kiện, đồ chơi trẻ em,... Từ những gì các em vẽ, các em tô, Tòhe sẽ "hô biến" và in ấn chúng trên những món đồ này.

Triết lý của Tòhe: Càng hồn nhiên, càng hạnh phúc!

Bạn í, và cả tôi nữa - chúng mình đều là những người lớn, hoặc ít nhất tự cho mình là người lớn. Chúng ta quên mất một điều rằng mình phải sống thật vui tươi, hồn nhiên để chống chọi với những khó khăn, thử thách và chúng ta đã không làm được...

Bạn hãy quay sang nhìn những đứa trẻ, chúng có tất cả những gì mà người lớn thiếu: vui vẻ, hạnh phúc, tự do và hồn nhiên. Thả chúng vào một thế giới nào đó, chúng sẽ tha hồ quậy phá mà chẳng màng gì đến mọi thứ xung quanh. Chính việc nhìn nhận được điều này, Tòhe đã mang thông điệp đó vào những sản phẩm của mình.

Những sản phẩm của Tòhe đều mang dấu ấn của tuổi thơ hồn nhiên.

Hàng tuần, Tòhe sẽ đi đến các trung tâm bảo trợ xã hội và tổ chức mô hình sân chơi nghệ thuật "Tòhe Fun" dành cho trẻ em thiệt thòi. Ở đó, các em được thoải mái vẽ vời, tham gia các trò chơi, mày mò với nhiều chất liệu và nhất là có những trải nghiệm thú vị.

"Chúng mình có dựng một giáo trình riêng cho các em dựa trên các nguyên lý cơ bản của mỹ thuật, hình thức tiếp cận là những trò chơi và nhiều chất liệu khác nhau. Chơi với các em, không chỉ là mang giấy cùng những cây chì màu tới mà đôi khi là những thùng sữa hộp. Khi uống hết, các em có thể sẽ vẽ lên đó cả 1 thành phố lớn. Hay là trứng luộc, tạo hình cho chúng xong, các em sẽ đập ăn, vừa vui lại vừa háo hức", chị Thanh Vân (phụ trách Truyền Thông Marketing của Tòhe) cho biết.

Những bức vẽ này sau đó sẽ được thiết kế lại, chỉnh sửa và in ấn lên những dòng sản phẩm khác nhau. Tùy vào đối tượng sử dụng, những gam màu và hình ảnh trên đó cũng được tùy chỉnh. "Sản phẩm cho trẻ con như hộp đựng bút, sổ tay thì màu sắc rực rỡ, tươi sáng nhưng với người lớn, người đã đi làm thì cần những cái trầm một chút. Bạn sẽ không thể tìm được ở Tòhe những sản phẩm có hình dáng công nghiệp với tỷ lệ thông thường, thay vào đó là những hình khối và đường cong rất gần với tự nhiên và giàu cảm xúc", chị Vân chia sẻ.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 4.

Những câu chuyện đặc biệt về những nghệ sĩ bé.

Những câu chuyện nhỏ về những nghệ sĩ bé đặc biệt

Em là Tuấn, em không nói được, cũng không tiếp thu được mọi thứ xung quanh, em chỉ có thể rên lên trong khuôn miệng những tiếng ú ớ bất lực nên nhiều người gọi em là Ụa. Hiện Ụa đang sống và sinh hoạt tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An (Ba Vì, Hà Nội).

Ngày đầu tiên Tòhe đến với Thụy An, các cô ở trung tâm không chọn Ụa tham gia buổi học ngày hôm đó vì so với các bạn khác, Ụa bệnh nặng hơn. Em chỉ biết đứng ngoài cửa sổ nhìn vào và la hét... Thương em, các bạn ở Tòhe dẫn em vào và phát cho em thật nhiều tờ giấy cùng những cây chì màu.

Thời gian đầu, những gì Ụa vẽ chỉ là những con số, tuyệt không có bất cứ hình thù gì cả. Hỏi ra mới biết đó là số phòng ở trung tâm mà Ụa đang sống...

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 5.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 6.

Những nét vẽ đơn giản,nguệch ngoạc chở bao ước mơ của những em nhỏ thiệt thòi.

1 năm, 2 năm rồi 11 năm trôi qua, Ụa bắt đầu vẽ và thể hiện sự tiến bộ của mình. Những gì xung quanh em, đó không chỉ là trung tâm và căn phòng nơi em sống. Ụa tự thoát ra khỏi những khung sắt không đáng có bủa vây lấy em. Từ một đứa bé đáng thương, em lớn lên theo năm tháng, thiệt là quãng đường rất xa của quá khứ đã đưa Ụa đến với những niềm vui của hiện tại.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 7.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 8.

Từ 1 chú bé chỉ biết vẽ những con số về căn phòng ở trung tâm, Ụa đã có thể vẽ bức tranh đáng yêu như thế này đây.

Em là Văn Minh Đức - một trẻ tự kỷ ở trung tâm Phúc Tuệ (66 Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội). Cũng như Ụa, Đức gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, em chọn cách thể hiện thế giới của riêng mình qua những bức vẽ.

Nhìn những bức tranh được tô kín màu, không để hở bất kỳ một khoảng trống nào, người ta biết vẽ là lúc Đức giải phóng hết năng lượng tiềm tàng của mình. Một điều đặc biệt ở Đức là em chỉ vẽ ở lớp của Tòhe, còn những khi về nhà, em không muốn nắm lấy những cây chì màu.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 9.

Họa sĩ nhí tài ba Văn Minh Đức.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 10.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 11.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 12.

Những sản phẩm mang đậm phong cách hội họa của Đức.

Hoàn cảnh nhà Đức rất khó khăn, bố em ốm nặng quanh năm, mẹ bán hàng ở chợ nên hai cô chú chỉ còn cách gửi em vào trung tâm chăm sóc. Năm đó, bộ sưu tập "Tòhe và Đức" đã đem lại 1 khoản thu nhập đáng kể cho gia đình em. Nhận tiền bản quyền trả cho những tác phẩm của con, mẹ em xúc động bảo rằng số tiền này có thể nuôi sống cả nhà trong mấy tháng liền.

Em là Nem, em mắc chứng tự kỷ bẩm sinh ngay từ khi sinh ra. Bố mẹ em đều là kiến trúc sư nên đã sớm định hướng cho Nem đi theo con đường hội họa. Đối lập với phong cách vẽ của Đức, Nem không tô màu, em chỉ vẽ những con chữ, những nét vẽ đơn giản. Những bức tranh đa nghĩa của Nem khiến người xem phải trầm trồ về trí tưởng tượng phong phú cũng như sự sáng tạo vượt xa thế giới bình thường.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 13.

Đây là Nem...

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 14.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 15.

Và em chỉ vẽ những nét vẽ đơn giản như thế này thôi.

Em là Phong. So với Ụa, Đức hay Nem, Phong đáng thương hơn nhiều vì em bị cha mẹ bỏ rơi từ khi còn nhỏ. Khi trung tâm bảo trợ tìm thấy Phong, ranh giới giữa sự sống và cái chết với em đang rất gần kề.

Một phép nhiệm màu lóe lên như cách Phong kiên cường đến với đời, em sống được và lớn lên... Tuy nhỏ con hơn các bạn khác nhưng em là thủ lĩnh của cả nhóm. Phong tích cực tham gia lớp học vẽ của Tòhe và vui vẻ thả mình vào những nét vẽ rồi tạm quên đi hoàn cảnh đáng thương của mình.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 16.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 17.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 18.

Câu chuyện về Tòhe: Đừng thương hại những họa sĩ nhí mắc bệnh tự kỷ, mà hãy công nhận tài năng của các em - Ảnh 19.

Tòhe chìm đắm trong những sắc màu vui vẻ và tươi sáng.

Nhiều người trong số chúng ta thường không có cái nhìn đúng về những em bé có hoàn cảnh đặc biệt. Mọi người không cần nhìn các em với ánh mắt thương hại, mà thay vào đó hãy thấy rằng các em rất khác biệt và công nhận tài năng thực sự của những họa sĩ bé.

Ở Tòhe, bạn sẽ được lắng nghe những câu chuyện kể mãi chẳng hết về những tài năng, những họa sĩ nhí đặc biệt...

Những gì Ụa, Đức, Nem hay Phong có, chính là sự hồn nhiên và nụ cười tươi tắn trong tâm hồn các em. Thứ các em cần, không phải những giá trị vật chất, mà chính là thế giới của các em được thể hiện qua những nét vẽ, những bức tranh giàu giá trị.

Chiều hôm đó, ở Tòhe, ngập tràn trong những bức vẽ đa nghĩa của lũ trẻ con, ngân nga trong tiếng nhạc của Lê Cát Trọng Lý là những câu chuyện kể mãi chẳng hết về những tài năng, những họa sĩ nhí đặc biệt...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày