Câu chuyện buồn tủi của một người giúp việc ở Hong Kong: Bị ông chủ lạm dụng, dẫn đến mang thai rồi đuổi ra khỏi nhà

Bơ Spiderum, Theo Helino 21:06 24/02/2018
Chia sẻ

Anisa, người phụ nữ 37 tuổi đến từ Indosenia, đã bị đuổi việc ngay sau khi ông chủ biết cô có thai.

Với những người phụ nữ khác, làm mẹ là một thiên chức. Họ vui vẻ khi biết mình mang thai và sẵn sàng chăm lo cho một cuộc sống khác. Nhưng còn Anisa, cô gần như suy sụp hoàn toàn. Sinh sống và làm việc tại Hong Kong đã 13 năm, cô biết chắc một điều rằng: Nếu biết đến sự tồn tại của đứa bé, ông chủ sẽ sa thải cô và đe dọa đến tính mạng của hai mẹ con.

Theo luật pháp tại Hong Kong, người lao động nhập cư không được thuê nhà mà phải sống cùng với gia đình chủ. Điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ bị đuổi ra ngoài đường. Tuy nhiên, giống như rất nhiều phụ nữ nhập cư khác, Anisa vẫn muốn ở quá thời hạn visa để trở thành người vô gia cư tại mảnh đất màu mỡ này.

Câu chuyện buồn tủi của một người giúp việc ở Hong Kong: Bị ông chủ lạm dụng, dẫn đến mang thai rồi đuổi ra khỏi nhà - Ảnh 1.

Rất nhiều phụ nữ nước ngoài đang làm công việc giúp việc tại Hong Kong.

Bên cạnh nỗi lo sa thải, Anisa còn có nguy cơ phải gặp những lời lẽ cay độc như để nguyền rủa số phận của hai mẹ con cô: "Tôi sẽ bị mắng và chửi như một con chó. Bà ta sẽ rủa con tôi sinh ra bị khuyết tật. Thiếu tay hay thiếu chân chẳng hạn" - Anisa vuốt nhẹ má đứa con vừa được tròn một tuổi. Cô thổn thức chia sẻ câu chuyện của mình tại một trung tâm dành cho người nhập cư.

Theo tổ chức Lao động Thế giới, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực sở hữu thị trường việc làm lớn nhất với 67 triệu người lao động. Trong đó, 60% từ chối những chính sách bảo hộ lao động.

Hong Kong đang chứa đến 350.000 lao động nhập cư "giúp việc nhà". Phần lớn trong số họ là những cô gái đến từ những gia đình không mấy khá giả tại các nước như Indonesia hay Phillipines. Vùng lãnh thổ kinh tế này là một trong những nơi có chính sách bảo hộ người lao động nhập cư an toàn nhất. Tuy nhiên, những vụ đánh đập và bạo hành người giúp việc vẫn xảy ra. Năm 2014, một cô nàng đến từ Indonesia được phát hiện trong tình trạng bị chủ bạo hành và đổ cả nước sôi vào người.

Nếu bị chủ đuổi mà không có bất cứ bảo hiểm nào, những phụ nữ vô gia cư này sẽ tìm đến con đường mại dâm để vừa kiếm tiền ăn, vừa kiếm chỗ "ở". 

Một số người hầu gái mang bầu sau khi bị lạm dụng tình dục. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Và cuối cùng, họ bị đuổi việc. Jessica Chow là một nhân viên của PathFinders -  một quỹ từ thiện với mục đích giúp đỡ phụ nữ gặp khó khăn. Cô nói rằng, việc một phụ nữ bị lạm dụng tình dục  sau khi "dọn nhà" cho một người đàn ông dẫn đến mang thai là chuyện không hề hiếm gặp. "Họ không có nhà và rất dễ sa ngã với bất kỳ ai tỏ ra thân thiết. Điều này chỉ khiến họ bị lợi dụng. 

Những người phụ nữ đến từ một nền văn hóa nghèo hơn, kém phát triển hơn, lại ít được giáo dục kiến thức, nên họ càng xấu hổ khi quay trở lại và báo với gia đình rằng mình đang thất nghiệp và mang bầu."Bên cạnh đó, họ cũng có ít chế độ phúc lợi như bảo hiểm sức khỏe hay hỗ trợ lương thực, nên thông thường, sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi đều rất yếu. 

Câu chuyện buồn tủi của một người giúp việc ở Hong Kong: Bị ông chủ lạm dụng, dẫn đến mang thai rồi đuổi ra khỏi nhà - Ảnh 2.

Rất nhiều người trong số 9300 phụ nữ sinh con trong năm 2016 lâm vào tình trạng đẻ non. Những đứa trẻ không may mắn, kể cả khi được sinh ra khỏe mạnh, vẫn rất dễ bị thiếu thốn các chế độ bảo hiểm cơ bản. Đơn giản chỉ bởi chúng không có giấy khai sinh. Mặc dù được sinh ra tại Hong Kong, nhưng với luật pháp hiện hành dành cho người nhập cư, những đứa trẻ này vẫn không có quyền công dân. Chúng chỉ tồn tại như một thứ "tệp đính kèm" trong visa của bố mẹ.

Trường hợp của Anisa là một điển hình cho sự bất hạnh của những đứa trẻ có bố mẹ mang danh lao động nhập cư. Cả hai mẹ con cô đều không có quyền ở lại Hong Kong sau khi visa của Anisa hết hạn vào tháng Bảy. Nếu Anisa cố tình vi phạm điều này, đứa trẻ sẽ không có bất cứ quyền lợi nào. Đơn cử là việc được đi học. 

Filipina, một người lao động nhập cư đến từ Philippines, cũng bị sa thải sau khi có thai với "đồng nghiệp" của mình. Cô nói rằng ngay cả khi con của cô quay về sống cùng với gia đình tại quê nhà, những người chủ tại Hong Kong cũng không muốn nhận các cô hầu gái đã có con về làm thuê. "Có lẽ họ nghĩ tôi sẽ lại sớm có em bé tiếp. Và đó là một trở ngại lớn", cô chia sẻ. Áp lực gửi tiền về cho gia đình quá lớn khiến tất cả bọn họ đều coi mang thai là một nỗi ám ảnh.

"Nhưng khi tôi đọc một bài báo nói về việc những người phụ nữ như tôi đang muốn tự tử, tôi tự hỏi: Tại sao chúng tôi phải khổ như vậy? Rõ ràng chẳng ai muốn ba mẹ gặp lại mình trong tình cảnh bị ô tô đâm hay nhảy lầu tự vẫn cả. Tôi sẽ tiếp tục nói với gia đình rằng, tôi vẫn ổn. Bạn biết đấy, khi làm con cả trong một gia đình khó khăn, bạn sẽ chẳng còn sự lựa chọn nào khác đâu! Tôi sẽ tiếp tục sống, ít nhất là vì gia đình", cô chia sẻ thêm.

Nguồn: The Independent

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày