Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ

Nhóm PV, Theo Đời sống pháp luật 12:27 10/09/2024
Chia sẻ

Lũ sông Hồng dâng cao tại địa phận Hà Nội, từ đêm qua đến sáng nay (10-9), các quận huyện ven sông Hồng khẩn cấp sơ tán người dân và tài sản để đảm bảo an toàn.

Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng

Lúc 18h tối 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội đã ban bố lệnh báo động lũ trên sông Hồng chạm mức báo động I là 12,40 m (mực nước báo động I là 12,40 m) tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng từ ngày 10/9/2024.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội chỉ đạo các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng cùng các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động I.

Vào trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cũng ban bố Lệnh báo động lũ cấp độ I trên sông Đuống vào hồi 12h30 ngày 10/9/2024 tại địa phận quận Long Biên và các huyện Đông Anh, Gia Lâm.

Theo lệnh báo động, mực nước sông Đuống tại Trạm Thủy văn Thượng Cát hồi 12h30 ngày 10 tháng 9 năm 2024 là 9,00 m. Mực nước báo động I là 9,00 m.

Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng
Hà Nội ban bố lệnh báo động lũ tại Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng lúc 18h tối 10/9. Ảnh: Nguyễn Bắc

Hà Nội: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết, 5 phường có bãi ngoài sông Hồng trên địa bàn quận đã chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời khoảng 1.000 nhân khẩu khi mực nước sông Hồng dâng cao, gây ngập lụt các khu dân cư trũng, thấp. Đây là người dân sinh sống trong các nhà cấp 4, cần phải di dời để đảm bảo an toàn tính mạng.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quận Tây Hồ. Thống kê đến 14h ngày 10/9/2024, địa bàn quận thiệt hại: 21ha quất bị ngập (tương đương 113.000 cây quất) bị ngập úng không có khả năng phục hồi, thiệt hại ước khoảng 45,3 tỷ đồng; 2ha đào bị ngập với 10.000 cây đào; 1ha cúc họa mi bị ngập.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 2.

Xuồng máy hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực ngập sâu tại quận Tây Hồ. Ảnh: Trần Hoàng

Từ chiều tối ngày 9/9, tại khu vực bãi giữa sông Hồng, nước sông dâng cao gây ngập lụt khu vực tại một số khu vực trên địa bàn các phường ven sông Hồng (khu vực xóm chài Phú Thượng, cuối ngõ 374, 464, 172 Âu Cơ, cuối ngõ 310 Nghi Tàm).

Tại quận Hoàn Kiếm, cũng có gần 90 hộ dân phải di dời. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Vĩnh - Chủ tịch UBND phường Chương Dương cho biết, hiện mực nước sông Hồng đang ở mức 9,55 mét, trên mức báo động 1. Do đó, phường đã thống kê tổng số gần 90 hộ phải di dời khỏi nhà để đảm bảo an toàn.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 3.

Lực lượng chức năng đến từng nhà yêu cầu di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 4.

Vào ngày 9/9, 46 hộ dân nằm ở bờ vở sông Hồng đã được di dời. Do mực nước lên cao, các hộ còn lại được yêu cầu di dời ngay trong tối nay (10/9).

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 5.

Những người dân ở đây tranh thủ gia cố nhà cửa, đưa những đồ dùng có giá trị lên cao để tránh thiệt hại

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 6.

Nhiều tấm xốp được đưa lên tầng 2, nếu có lũ đồ dùng sẽ cùng nâng theo mức nước

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 7.

Chủ tịch phường Chương Dương cho biết, phường kiên quyết yêu cầu người dân phải di dời, không được phép ở những nơi nguy hiểm khi lũ lên. Phường đã chuẩn bị cơ sở tại số 2, số 4 Vọng Hà để người dân có nơi tránh trú an toàn.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 8.

Hàng chục hộ dân đã chuẩn bị đồ đạc, sẵn sàng rời đến nơi tạm trú trong tối nay

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 9.

Một số người mua sẵn thực phẩm tích trữ trong trường hợp nước lũ dâng dài ngày

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 10.

Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đã yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban ngành thuộc quận căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, ứng phó lũ theo phương châm "4 tại chỗ".

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 11.

Đến thời điểm này, trên địa bàn phường Chương Dương, phường Phúc Tân đã di dời hàng chục hộ gia đình nằm trong khu vực nguy hiểm Trong đó chủ yếu là phường Chương Dương, địa bàn phường Phúc Tân chỉ có 1 trường hợp.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 12.

"Quận cũng đã bố trí cơ sở tạm trú cho người dân trong trường hợp phải rời khỏi nhà do lũ lên cao", đại diện UBND quận thông tin.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 13.

Khu vực người dân phải di dời nằm sát mép sông, chủ yếu là nhà cấp 4

Nước lên nhanh, nhiều nóc nhà bên kia bãi sông Hồng dần biến mất

Theo thông tin từ chính quyền địa phương, tại khu bãi giữa sông Hồng thuộc địa phận phường Tứ Liên, quận Tây Hồ có khoảng 60 hộ dân sinh sống. Cách đây 1 tuần, chính quyền địa phương đã vận động nhiều người dân vào tránh bão lũ, tuy nhiên nhiều hộ dân vẫn cố nán lại để giữ hoa màu.

Chờ đợi từ sáng đến chiều, chị Ly (phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi lo lắng khi đến giờ vẫn chưa nhận được tin tức của bố mẹ, nhất là khi nước mỗi lúc một lên, nhiều nóc nhà bên kia bãi đã dần biến mất.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 14.

Một người dân di chuyển vào bờ ở khu vực phường Yên Phụ. (Ảnh: TTXVN)

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 15.

Người dân ở bãi giữa và mép bờ sông Hồng đưa tài sản, đồ đạc và vật nuôi vào bờ sơ tán tại địa bàn phường Yên Phụ (quận Tây Hồ), Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm). (Ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên đến cuối giờ chiều, còn khoảng 20 người vẫn chưa về được bờ, do các người dân ở sâu trong các ngách nhỏ, thuyền không vào sâu được nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

Hiện đã có 245 người tại khu vực bãi giữa sông Hồng và bãi sông Hồng được các lực lượng cứu hộ hỗ trợ di dời người, tài sản về nơi an toàn. Tuy nhiên do khu vực này không có điện, nhiều điện thoại vẫn chưa liên lạc được nên các lực lượng cứu hộ đang tiếp tục rà soát, tìm kiếm.

Cấm người và phương tiện đi qua cầu Đuống từ 22 giờ đêm nay

Chiều tối 10/9, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã có thông báo về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống.

Theo đó, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã quyết định cấm toàn bộ người và các loại phương tiện di chuyển cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống. Thời gian bắt đầu thực hiện từ 22 giờ tối nay, 10/9 cho tới khi có văn bản thay thế. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng cũng sẽ tạm dừng hoạt động.

Các phương tiện có nhu cầu lưu thông qua cầu Đuống lưu thông theo các cầu Phù Đổng, Thanh Trì, Nhật Tân hoặc Thăng Long.

Hà Nội không ngập lụt sâu trong nội thành do lũ

Nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội ở Hà Nội lũ đang lên khẩn cấp và có thể gây ngập vào cả nội thành, khiến nhiều người hoang mang và lo sợ, đổ xô đi tích trữ thực phẩm, hay di chuyển nơi ở khác. Tuy nhiên với tình hình mưa và lũ đến hiện tại, Hà Nội không ngập lụt sâu trong nội thành do lũ.

Vùng lũ lên khẩn cấp là các huyện ngoại thành Quốc Oai, Thạch Thất và Chương Mỹ. Vì đây là những nơi con sông Bùi và sông Tích đi qua. Dự báo lũ ở đây đang lên và sẽ vẫn cao trên báo động 3, ngập sâu từ 0,5 - 1,5m, chủ yếu vùng trong lòng sông.

Hiện Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã dừng lệnh bơm tiêu vào sông Tích và nếu trời tạnh mưa, tình trạng ngập sẽ rút nhanh hơn đợt bão số 2.

Với sông Hồng, dự báo lũ cũng đang lên nhanh và sẽ lên mức báo động 2 từ giờ đến ngày mai. Với mức báo động này, lũ sẽ gây ngập chủ yếu ở vùng bãi giữa và ven sông thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên và Gia Lâm. Ngập chủ yếu ảnh hưởng đến các hoạt động trên sông, việc đi lại và canh tác ở các diện tích nông nghiệp. Còn sâu trong nội thành không bị ngập bởi lũ trên sông Hồng, nếu có ngập thì chỉ do mưa lớn.

Sông Đáy dự báo cũng lên báo động 2 trong tối và đêm nay (10/9) và có thể gây ngập vùng ven sông thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa.

Còn sông Cà Lồ và sông Cầu dù lên trên mức báo động 3, nhưng không đi qua khu dân cư hay bãi rộng nên không ảnh hưởng đến đời sông của người dân.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ, nhiều tuyến phố sắp ngập sâu

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội lệnh báo động 1 trên sông Hồng vào ngày 10.9 tại địa phận các xã ven đê thuộc các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động I.

Đơn vị này cũng lệnh báo động 3 trên sông Cà Lồ hồi 13h30 ngày 10.9.2024 tại địa phận các xã ven đê thuộc huyện Đông Anh và Sóc Sơn.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia lưu ý, hơn 70 tuyến phố ở Hà Nội có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25 - 30cm trong 3 - 6 giờ tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt: Cấp 1. Các tuyến phố có nguy cơ ngập gồm:

Tây Hồ: Thụy Khuê

Ba Đình: Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ, Phúc Xá.

Hoàn Kiếm: Phùng Hưng, Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, phố Đinh Liệt, phố Nguyễn Siêu - ngõ Gạch, Tông Đản, ngã tư Quang Trung - Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, Ngã ba Đường Thành - Hàng Nón.

Đống Đa: Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kim Liên.

Thanh Xuân: Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu (đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn)…

Hai Bà Trưng: Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn, Yec-xanh.

Cầu Giấy: Ngã tư Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangnam), Hoàng Quốc Việt (gần Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình, phố Hoa Bằng, Dương Quảng Hàm,

Hoàng Mai: Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, đường Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định Công…

Nam Từ Liêm: Phố Đỗ Đức Dục, phố Phùng Khoang, hầm chui dân sinh Đại lộ Thăng Long…

Hà Đông: Phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Phùng Hưng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa…

Cảnh báo ngập lụt cũng sẽ diễn ra tại các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất và Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Hà Nội tiếp tục ra công điện khẩn, nâng mức báo động bão lũ

Chiều 10/9, Thông tin từ UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành công điện số 14/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết, đảm bảo không bỏ sót người dân.

Theo đó, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có mưa to và dông lốc, làm gãy, đổ nhiều cây xanh, ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật, ngập úng cục bộ. Dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, mức nước trên các tuyến sông đang tiếp tục dâng cao, kèm theo mưa lớn nhất là các khu vực miền núi, có nguy cơ tác động ảnh hưởng mất an toàn đến các công trình cầu vượt sông.

Để đảm bảo cho nhân dân đi lại an toàn, thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng tác động và đảm bảo an toàn khai thác đối với các công trình cầu trên địa bàn, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã cần khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ các công trình cầu đang khai thác trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý (đặc biệt là các công trình cầu vượt sông, cầu phao, cầu tạm) để kịp thời phát hiện đưa ra biện pháp xử lý ngay đối với các công trình có nguy cơ mất an toàn khai thác.

Nước sông Hồng dâng mức báo động, Hà Nội ra công điện khẩn
Mực nước các sông dâng cao đang có nguy cơ uy hiếp an toàn các công trình cầu qua sống trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Thanh Minh)

Đồng thời, các địa phương cần căn cứ thực tế hiện trạng công trình, tình hình nước lũ, quyết định việc tạm dừng hoạt động khai thác kịp thời đối với các công trình cầu không đảm bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn giao thông; cũng như phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các lực lượng chức năng phân luồng đảm bảo giao thông, hướng dẫn người dân đi lại được an toàn và thuận lợi.

Cấm cầu Long Biên từ 15h chiều 10/9

Do nước sông Hồng lên báo động một, UBND TP Hà Nội quyết định cấm tất cả phương tiện qua cầu Long Biên từ 15h hôm nay đến khi đảm bảo an toàn.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 17.

Ảnh: MXH

Nước sông Tích dâng cao, cấm ô tô di chuyển trên đê

Sau bão, nhiều khu vực tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) ngập sâu trong nước do lũ dâng cao trên sông Tích, người dân một số vùng phải dùng thuyền đi lại.

Trên tỉnh lộ 412B, nước ngập sâu 40-50cm. Lực lượng chức năng đã tiến hành cấm ô tô di chuyển trên đê sông Tích từ 19h tối 9/9.

13h30 ngày 10/9, mực nước sông Tích tại huyện Quốc Oai là 8,35m. Xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai bị cô lập. Mưa lớn kéo dài từ sáng khiến giao thông đi lại khó khăn.

Ông Cấn Văn Luân, Phó chủ tịch xã Cấn Hữu cho biết, Ban chỉ huy quân sự huyện Quốc Oai đã điều động 2 cano để đưa đón học sinh đi học và hỗ trợ bà con đi lại tới khu vực trung tâm để mua sắm các nhu yếu phẩm. “Sáng 10/9, bà con nhân dân còn di chuyển bằng các lội bộ ra đường lớn. Hiện tại, do mưa lớn tiếp tục xảy ra, chúng tôi đã tiến hành cấm đường để đảm bảo an toàn”, ông Luân nói.

Đề xuất cấm người và xe đi trên cầu Long Biên

 
Thành phố Hà Nội vừa nhận được đề xuất của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) về việc cấm tất cả người và xe lưu thông trên cầu Long Biên. Đề xuất này được đưa ra sau khi các đoàn tàu đã dừng chạy trên cầu Long Biên từ sáng 10/9.
Cụ thể, Tổng Cty VNR cho biết, theo báo cáo của các đơn vị có liên quan, cầu Long Biên (Km3+056) thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, vào lúc 8h00 ngày 10/9/2024 mực nước tại cầu Long Biên còn cách đáy dầm chạy tàu 3,5m, vượt quy định.
“Trong khi đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu Long Biên - mực nước tại trạm thủy văn Long Biên lúc 8h30 là 7,81m (dưới báo động 1 là 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm ngày 10/9)”, đại diện VNR thông tin trong văn bản.
Do vậy, Tổng Cty VNR đã dừng chạy tàu qua cầu Long Biên (Km3+056) tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng từ 8 giờ ngày 10/9/2024 cho đến khi mực nước rút đến mức an toàn.

Hà Nội khả năng mưa dông, gió giật mạnh cuối giờ chiều

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, dữ liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía Hà Nội.

Ngoài ra, vùng mây đối lưu từ phía huyện Thạnh Thất, Quốc Oai có xu hướng di chuyển về phía Hà Nội.

Cảnh báo trong khoảng 1-2 giờ tới những ổ mây đối lưu này trước tiên gây mưa rào và dông cho khu vực huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông và sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hà Nội: Vận động người dân ven sông Hồng di dời vì lũ lụt

Từ sáng sớm, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm phối hợp các lực lượng chức năng tiến hành vận động người dân di chuyển ra khỏi vùng ngập. Các chuyến hàng cứu trợ, áo phao cứu sinh và các thiết bị an toàn được lực lượng bộ đội vận chuyển vào trong khu vực lũ lụt để hỗ trợ người dân.

"Lực lượng chức năng và công an cũng đã giúp người dân chạy từ đêm qua rồi, chạy đi nhiều rồi. Khu vực này chủ yếu là kho hàng và bãi để xe thôi. Người dân cũng đã được cơ quan chức năng vận động di chuyển về nơi an toàn", một người dân trên phố Chương Dương Độ chia sẻ.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 18.

Kho hàng chưa kịp di chuyển trong đêm 9/9 đã bị nhấn chìm trong sáng 10/9. Ảnh: VTV Lực lượng quân đội hỗ trợ người dân di dời đồ đạc và tài sản ra khỏi vùng ngập ven sông Hồng tại Hà Nội. Ảnh: VTV

Lũ sông Hồng lên nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân

Đến 11 giờ ngày 10-9 mức nước sông Hồng qua khu vực Long Biên (Hà Nội) đang ở mức báo động I là 9,50 m. Lũ sông Hồng dâng cao khiến nhiều nhà, hoa màu ven sông bị ngập lụt. Chính quyền địa phương các quận huyện khẩn cấp sơ tán người dân và tài sản để đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại.

Nhiều hộ dân ven sông cho hay, lũ sông Hồng bắt đầu gây ngập lụt từ chiều ngày 9-10 và vẫn tiếp tục dâng cao. Từ chiều 9-10 giờ sáng ngày 10-9, mức nước sông Hồng đã dâng cao khoảng 1,5 m. Theo người dân, chưa bao giờ họ chứng kiến lũ sông Hồng dâng cao và nhanh như vậy.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 19.Nước lũ dâng cao khiến khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc các phường Chương Dương, Phúc Tân của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị ngập, giao thông bị chia cắ

Tại huyện Mê Linh, từ chiều 9-10, ngay khi nhận được tin cảnh báo lũ sông Hồng dâng cao, chính quyền địa phương đã tổ chức di dời các hộ dân và gia súc, gia cầm ở các lều lán, trang trại ven sông Hồng thuộc xã Văn Khê đến nơi an toàn. Còn tại khu vực quận Hoàn Kiếm, lũ sông Hồng dâng cao khiến phường Chương Dương và Phúc Tân ảnh hưởng trực tiếp. Từ đêm 9-10, UBND quận Hoàn Kiếm đã yêu cầu di dời khẩn cấp 60 hộ dân (200 nhân khẩu) ở phường Chương Dương, 70 hộ dân (260 nhân khẩu) ở phường Phúc Tân đến nơi an toàn.

Đường trong đô thị Văn Quán trở thành sông, người dân run run bì bõm lội qua

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 20.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 21.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 22.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 23.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 24.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 25.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 26.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 27.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 28.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 29.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 30.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 31.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 32.

Các phương tiện "chết đuối" sau khi băng qua khu vực ngập úng.

Phong toả nhà 3 tầng gần hồ Hoàn Kiếm bị nghiêng sau bão số 3

Nước sông Hồng lên nhanh, Hà Nội báo động lũ cấp 1

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 33.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 34.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 35.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 36.

 Ảnh: Vũ Trà Giang

Quận Hoàn Kiếm: Di dời 46 hộ ven sông Hồng khỏi khu vực nguy hiểm

Theo Chủ tịch UBND phường Chương Dương Nguyễn Văn Vĩnh, vị trí bờ vở sông Hồng thuộc phường Chương Dương có chiều dài 1,6km, nguồn gốc đất là đất bãi bồi sông Hồng, chia làm hai khu vực chính: Khu vực bồi đắp từ đầu ngõ 114 Hàm Tử Quan - 405 Bạch Đằng; khu vực bờ vở sông và bãi bồi ven sông đã ngập nhanh. Phần đất bãi giữa đã ngập hoàn toàn, các thuyền chài ở khu vực này đã được sơ tán từ trước đó, trước khi cơn bão số 3 đổ bộ.

Phần bờ vở sông Hồng từ ngõ 114 Hàm Tử Quan đến bến Chương Dương Độ, nước sông lên cao làm ngập bãi xe Công ty Hoàng Kim tại 48 Chương Dương Độ. UBND phường đã chỉ đạo Công an phường thông báo Công ty Hoàng Kim sơ tán xe, phương tiện, vật dụng theo mực nước lên. Nhân dân đã tự di dời tài sản khỏi vùng úng ngập.

Khu vực từ địa chỉ 407 Bạch Đằng đến 727 Bạch Đằng (giáp với phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng), đoạn bờ sông qua khu dân cư phường Chương Dương (nhà dân tiếp giáp bờ sông), có chiều dài khoảng 800m, đã được đầu tư xây dựng chân kè để đảm bảo ổn định, tránh sạt lở. Hiện tại, có 46 hộ dân ven sông Hồng tiếp giáp với phần kè trên (gồm 162 nhân khẩu). Các nhà dân ở đây đã được tổ dân phố, cảnh sát khu vực vận động di dời sang nhà hàng xóm hoặc nhà người thân ở khu vực địa hình cao hơn trong phố.

Hà Nội báo động lũ khẩn cấp, cảnh báo ngập lụt mở rộng

Hiện nay lũ trên sông Cầu qua Sóc Sơn, sông Bùi qua Chương Mỹ, sông Tích qua Quốc Oai ở Hà Nội đã vượt báo động 3, mức báo động khẩn cấp. Dự báo lũ trên các sông tiếp tục lên nhanh, trên sông Cà Lồ qua Đông Anh cũng vượt báo động 3 trong ngày hôm nay.

Đỉnh lũ trên sông Đà ở mức BĐ1 đến trên BĐ1; sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy ở mức xấp xỉ đến trên BĐ2. Cảnh báo ngập lụt sẽ diễn ra tại các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất và Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và một số bãi giữa, bãi bồi vùng trũng thấp ven sông thuộc quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Gia Lâm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội cũng ra Lệnh báo động trên sông Hồng vào hồi 9 giờ 00 phút ngày 10/9/2024 tại địa phận các xã ven đê thuộc huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động I.

Cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ ngập, Cục CSGT thông báo khẩn cấm các phương tiện lưu thông cả 2 chiều

Ngày 10-9, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, các phương tiện đi vào không đảm bảo an toàn. Do vậy, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tổ chức cầm đường không cho các phương tiện đi theo cả 2 chiều đến khi đảm bảo an toàn mới tiếp tục cho phương tiện đi.

Theo đó, đề nghị Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) phối hợp Đội cao tốc số 3 tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc, hướng dẫn cho các phương tiện đi theo tuyến QL1A về phía Nam.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 37.

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập úng

Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên - Hà Nội

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Văn Hoan - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội - cho biết vừa quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng qua cầu dâng cao, chảy xiết, uy hiếp an toàn.

Hôm nay (10/9), các chuyến tàu khách từ Hà Nội - Hải Phòng xuất phát (qua cầu Long Biên) sẽ trả khách tại ga Gia Lâm. Cùng với đó, toàn bộ tàu hàng từ phía Bắc (từ Lào Cai) về Hà Nội sẽ tạm dừng do không chạy được qua cầu Long Biên và đường vành đai (Hà Đông - Văn Điển).

"Hiện đường sắt khu vực Hà Nội ngập nặng. Giáp Bát không thể tổ chức xếp dỡ hàng hóa. Tuyến vành đai Bắc Hồng - Văn Điển không thể chạy tàu nên không đưa hàng giữa các ga Đông Anh, Yên Viên và ga Giáp Bát", ông Hoan cho hay.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 38.

Nước sông Hồng dâng cao, uy hiếp an toàn cầu Long Biên.

Nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội bị ngập

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 39.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 40.

Nước Sông Hồng lên cao nhấn chìm sân chơi trong ngõ 203 đường Hồng Hà, Long Biên

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết trận mưa rạng sáng 10/9, đã khiến nhiều điểm bị ngập.

Lượng mưa đo được đến 6h30 ngày 10/9, tại quận Hoàn Kiếm là 110mm, quận Hoàng Mai là 330mm, quận Ba Đình 99mm, quận Cầu Giấy 120mm, quận Hai Bà Trưng 178mm, Tây Hồ 125mm, quận Đống Đa 98mm, quận Nam Từ Liêm137 mm, quận Thanh Xuân180 mm, quận Hà Đông 146mm.

Khu vực huyện Thanh Trì lượng mưa đo được là 237mm, Sóc Sơn 52mm, Đông Anh 90mm, Đan Phượng 67mm.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 41.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 42.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 43.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 44.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 45.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 46.

Khắp tuyền đường xung quanh khu dân cư đểu chìm sâu trong biển nước, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nhật Anh

Sau bão, 114 trường học ở Hà Nội chưa mở lại, có nơi tính phương án dạy trực tuyến

Sáng 10/9, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tính đến tối qua (9/9) toàn thành phố có 114 trường học chưa thể đón học sinh trở lại trường học do ảnh hưởng của bão số 3.

“Tuy nhiên, thời tiết từ đêm qua tới sáng nay diễn biến phức tạp, nhiều địa phương có mưa to đến rất to, có nguy cơ xảy ra ngập lụt ở một số nơi. Vì thế, số lượng trường học có thể bị ảnh hưởng của thiên tai, khó tổ chức dạy học trực tiếp hôm nay có thể tăng lên”, ông Cương nói.

Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong ngày hôm nay, Sở cử cán bộ đi kiểm tra, ghi nhận tình hình ở vùng có các trường học bị ngập lụt, chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày cần rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.

Các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị.

Với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng... cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 47.

Nhiều trường học ở Hà Nội tan hoang sau bão.

Khu vực Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội ngập sâu sau đêm mưa lớn

Trận mưa lớn từ chiều tối đến đêm qua (9/9) đã khiến nhiều khu vực Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội ngập sâu. Giao thông qua khu vực này cũng trở nên hỗn loạn.

Rác, nước bẩn và ngập khiến ai cũng ngao ngán. Theo người dân tại khu vực này cho biết, khu này năm nào cũng ngập, thế nhưng năm nay ghi nhận tình trạng ngập sâu nhất.

Theo ghi nhận đến 10h sáng, mặc dù nước đã rút khá nhiều, thế nhưng nhiều nơi vẫn ngập sâu tới hơn nửa mét. Nhiều phương tiện di chuyển qua chết máy, phải nằm trên đường sửa chữa. Trong khi đó, nhiều người để đảm bảo an toàn đã chủ động dắt xe, tuy nhiên, cũng bị ô tô chạy qua sóng tạt đánh ngã.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 48.

Nước ngập khiến người dân di chuyển khó khăn. Ảnh: Xuân Hoàng

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 49.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 50.

Các bậc phụ huynh, cô giáo vất vả đón con đến trường. Ảnh: Xuân Hoàng

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 51.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 52.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 53.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 54.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 55.

Nhưng cũng bị sóng xe ô tô đánh ngã sõng soài. Ảnh: Xuân Hoàng Nhiều xe khác lại chết máy nằm sửa trên đường. Ảnh: Xuân Hoàng

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 56.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 57.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 58.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 59.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 60.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 61.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 62.

Xe bồn của công ty thoát nước liên tục hút nước giảm ngập cho đường Lê Trọng Tấn

Hà Nội hạn chế phương tiện qua cầu Chương Dương từ sáng nay 

Theo đó, Hà Nội cấm các xe ô tô hợp đồng, xe khách, xe du lịch trên 9 chỗ ngồi và xe có tải trọng trên 0,5 tấn di chuyển qua cầu Chương Dương.

Các xe này chỉ có thể đi qua các cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và Thăng Long.

Một số hình ảnh khu vực cầu Chương Dương sáng nay

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 63.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 64.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 65.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 66.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 67.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 68.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 69.

Ảnh: Nhật Anh

Nước sông Hồng dâng cao sát cầu Long Biên

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết. Tại Cầu Long Biên, nước cũng đã dâng cao, chỉ cách điểm nối giữa trụ cầu và mặt cầu khoảng 1-2m

Một số hình ảnh cầu Long Biên sáng nay

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 70.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 71.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 72.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 73.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 74.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 75.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 76.

Toàn cảnh Hà Nội trong ngày nước sông Hồng dâng cao: Quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm sẵn sàng di dời dân tránh lũ- Ảnh 77.

Ảnh: Tu Quy Duong

Chủ tịch Hà Nội ra Công điện khẩn sẵn sàng sơ tán người dân khi lũ trên các sông lên cao

Trong công điện đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ.

Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.

Các quận, huyện, thị xã chuẩn bị điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

Cảnh báo khẩn cấp nguy cơ ngập lụt nội thành Hà Nội

Sáng sớm 10/9, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, trong vòng 3 - 6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội cùng các vùng lân cận sẽ tiếp tục hứng chịu đợt mưa lớn với lượng mưa dao động từ 20 - 50mm, có nơi vượt mức 70mm. Đợt mưa này có khả năng gây ngập úng diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tuyến phố trung tâm.

Mực nước ngập tại các tuyến phố dự kiến sẽ dao động từ 10 - 20cm, tuy nhiên một số khu vực có nguy cơ ngập sâu tới 25 - 30cm. Các khu vực trọng điểm bị ảnh hưởng bao gồm:

Quận Tây Hồ: Thụy Khuê, Dương Quảng Hàm, Phú Xá...

Quận Ba Đình: Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ...

Quận Hoàn Kiếm: Phùng Hưng, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, phố Đinh Liệt, phố Nguyễn Siêu-ngõ Gạch, Tông Đản, ngã tư Quang Trung - Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, ngã ba Đường Thành - Hàng Nón.

Quận Đống Đa: Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kim Liên...

Quận Thanh Xuân: Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu (đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn)…

Quận Hai Bà Trưng: Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn, Yec-xanh.

Quận Cầu Giấy: Ngã tư Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangnam), Hoàng Quốc Việt (gần Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình, phố Hoa Bằng.

Quận Hoàng Mai: Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, đường Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định Công.

Quận Nam Từ Liêm: phố Đỗ Đức Dục, phố Phùng Khoang, hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long.

Quận Hà Đông: Phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa...

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt cấp 1.

MTTQ TP Hà Nội kêu gọi Nhân dân ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào Thủ đô tại nước ngoài phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách", với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

Sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất sẽ làm vơi bớt những đau thương, mất mát, góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của Nhân dân vùng bị bão lũ, thiên tai.

Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 09/9/2024 đến ngày 30/10/2024.

Mọi sự ủng hộ xin gửi tới: Quỹ Cứu trợ Thành phố qua Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 024.39346108; Fax: 024. 39345384

Chủ tài khoản: Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

+ Số tài khoản: 3761.0.9057260.91049, tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.

+ Số tài khoản: 1500201113838, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.

+ Nội dung: Ủng hộ các tỉnh bị bão lũ.

- Ủng hộ tiền mặt tại phòng Tài vụ - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, số 29 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Nhóm PV

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày