Cầm 1 tỷ đồng trong tay, việc đầu tiên bạn làm thể hiện bản chất con người bạn: Nhiều người sập bẫy khi có 1 tỷ đồng, không sớm nhận ra cả đời lụn bại

Diệu Đan, Theo Thanh niên việt 21:57 28/04/2025
Chia sẻ

1 tỷ đồng tiền tiết kiệm, nhìn thì có vẻ mang đến vô vàn khả năng cho cuộc sống, nhưng đằng sau đó lại tiềm ẩn vô số cạm bẫy.

Người bình thường nhiều nhất có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Có lẽ bạn sẽ tính như sau: Tại Trung Quốc, giả sử một người mỗi năm tiết kiệm được trung bình 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng), làm việc liên tục đến khi nghỉ hưu, thì ít nhất cũng có thể tích lũy được tiền tỷ.

Thế nhưng, theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, mức tiền gửi bình quân đầu người của đất nước này chỉ là 96.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng), mà số người có tiền gửi vượt quá 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ đồng) chỉ chiếm 1,5% tổng dân số. Nói cách khác, 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ đồng) chính là trần tiết kiệm của đại đa số người bình thường.

Điều này không có nghĩa là người bình thường cả đời chỉ kiếm được chừng ấy tiền. Mà là một khi số tiền tiết kiệm vượt quá 1 tỷ đồng, họ sẽ bị đủ loại "bẫy chi tiêu của tầng lớp trung lưu" nhắm tới, và sau một hồi xoay sở, cuối cùng lại quay về vạch xuất phát.

Đây chính là "quy luật 1 tỷ đồng trong tiết kiệm". 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm, nhìn thì có vẻ mang đến vô vàn khả năng cho cuộc sống, nhưng đằng sau đó lại tiềm ẩn vô số cạm bẫy.

Cầm 1 tỷ đồng trong tay, việc đầu tiên bạn làm thể hiện bản chất con người bạn: Nhiều người sập bẫy khi có 1 tỷ đồng, không sớm nhận ra cả đời lụn bại- Ảnh 1.

01

Châu Thị Minh là một vận động viên quyền anh nổi tiếng tại Trung Quốc. Dựa vào thành tích rực rỡ trên sàn đấu, anh đã tích lũy được một khoản tiền không nhỏ cho bản thân. Sau khi giải nghệ, anh lập tức quyết định khởi nghiệp, lần lượt đầu tư vào nhiều lĩnh vực như thể thao, ẩm thực và giải trí. Trong một cuộc phỏng vấn, anh từng nói: "Tôi còn đánh bại được cả nhà vô địch thế giới, lẽ nào lại không làm nổi một công ty!" Thế nhưng chưa đầy hai năm sau, anh đã mất sạch toàn bộ số tiền tiết kiệm, thậm chí còn mang thêm một khoản nợ lớn.

Từ người nổi tiếng cho đến người bình thường, chuyện này xảy ra không ít. Vất vả tích góp được vài năm, liền muốn làm điều gì đó lớn lao. Cứ như thể chỉ cần có trong tay một ít vốn khởi nghiệp, cộng thêm một cơ hội tốt, là có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời hiện tại. Chính lúc đó, những "bẫy chi tiêu" ẩn mình khắp nơi trên thế giới sẽ bắt đầu nhắm đến bạn.

Một kỹ thuật viên ở một ngân hàng lớn tại Thâm Quyến, Trung Quốc, vì tin lời khuyên của "chuyên gia chứng khoán" trên mạng, đã đem toàn bộ số tiền tiết kiệm suốt nhiều năm đi mua sản phẩm tài chính, đến mức cuối cùng phải lên mạng kêu gọi quyên góp để trả nợ.

Nghe nói buôn quần áo dễ kiếm tiền, có người mang toàn bộ hơn 1 tỷ trong tay đi mở cửa hàng thời trang.

Kết quả hơn mười ngày không bán nổi một món hàng, tức giận, anh đập phá ngay tại cửa tiệm của mình.

Nhớ lại lời của cây bút tài chính Lý Phụ Tương: "Khi tiền tiết kiệm của bạn vượt quá 1 tỷ, sẽ có rất nhiều người nhiệt tình 'giúp đỡ' bạn.

Người thì chủ động mời bạn trả góp, người thì rủ bạn nhượng quyền cửa hàng, người lại nói với bạn rằng có kênh đầu tư tuyệt vời… Nếu bạn tin, thì 1 tỷ đó không phải là điểm khởi đầu, mà là vực sâu vạn trượng."

Trong thời đại đầy bất định này, rất nhiều người chỉ vừa bước một chân vào tầng lớp trung lưu, thì chân kia đã quay trở lại với cảnh nghèo khi tuổi trung niên. Chỉ riêng việc bạn giữ được số dư trong tài khoản thôi, đã là điều khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Tâm lý "có chút tiền thì phải làm gì đó ngay" mà không có sự tính toán hay chuẩn bị chín chắn chỉ khiến bạn đánh mất tất cả những gì từng tích góp.

Cầm 1 tỷ đồng trong tay, việc đầu tiên bạn làm thể hiện bản chất con người bạn: Nhiều người sập bẫy khi có 1 tỷ đồng, không sớm nhận ra cả đời lụn bại- Ảnh 2.

02

Trong tâm lý học có một lý thuyết gọi là "Tháp nhu cầu Maslow". Trong đó, tầng thấp nhất là các nhu cầu về an toàn và sinh lý. Còn những nhu cầu ở tầng cao hơn bao gồm: tình yêu và sự gắn bó, sự tôn trọng và hiện thực hóa bản thân. Người có 1 tỷ tiền tiết kiệm thường sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề cơm áo gạo tiền cơ bản. Tương ứng với đó, họ sẽ dần có những khát vọng ở tầm cao hơn. Và rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính điều này để kiểm soát chúng ta một cách chặt chẽ.

Bạn sẽ nhận ra rằng, hiện nay rất nhiều sản phẩm trên thị trường đều lấy mốc 1 tỷ làm ranh giới: Xe dưới tiền tỷ thì là "chiếc xe đầu tiên của người trẻ", còn xe trên tiền tỷ thì là "chuẩn mực của người thành công"; Một căn nhà vài tỷ, vừa đủ để bạn đặt cọc 1 tỷ mua trả góp, để từ đó trở thành "người có nhà"; Còn những món trang sức xa xỉ vài chục triệu, cũng được thiết kế để khiến bạn cắn răng mua được mà không đến mức sụp đổ tài chính...

Họ khiến bạn tin rằng, chỉ cần tiết kiệm được tiền tỷ là bạn đã có thể bước vào một tầng lớp cao hơn, có được một cuộc sống khác biệt. Đến cuối cùng, bạn mới nhận ra, dường như mình đã sống theo lối sống của tầng lớp trung lưu, nhưng tài khoản lại không còn đủ khả năng để chống đỡ.

Blogger chuyên chia sẻ những vấn đề về nghề nghiệp có tên Robin sau khi tốt nghiệp đã làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu ở Thượng Hải. Nhờ năng lực vượt trội, cô nhanh chóng trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc nhất năm, riêng tiền thưởng cuối năm đã nhận được hơn 200.000 tệ (khoảng 700 triệu đồng). Việc đầu tiên cô làm sau khi nhận được tiền là mời bạn thân ăn một bữa tối kiểu Tây với mức giá 3.000 tệ/người (khoảng 10 triệu đồng). Bản thân thì đến khách sạn cao cấp hàng chục triệu một đêm để "check-in". Nhìn thấy lượt thích ngập tràn trên mạng xã hội, trong lòng cô cảm thấy vô cùng thỏa mãn.

Theo lời cô kể lại, cô muốn để tất cả mọi người đều biết: cô không còn là cô gái nghèo túng sống ở làng quê nữa. Vài năm sau, cha cô đột ngột bị xuất huyết não và phải nhập viện, mỗi ngày viện phí đều lên tới vài chục triệu. Lúc này cô mới nhận ra, một "người Thượng Hải mới" như cô, thậm chí còn không trả nổi chi phí điều trị trong nửa tháng. Trên tường là những chiếc túi hàng hiệu đã từng mua, trong điện thoại là hóa đơn viện phí gửi tới liên tục. Cô trằn trọc mất ngủ mỗi đêm, tóc rụng từng nắm lớn.

Charlie Munger từng nói: "Ý nghĩa của việc có một khoản tiền không phải là nó khiến bạn sống xa hoa thế nào, mà là khi mất đi nó, bạn sẽ lúng túng ra sao." 1 tỷ - nói ít không ít, nói nhiều cũng không nhiều. Nó có thể mang lại cho bạn và gia đình một cảm giác an toàn lâu dài, nhưng cũng không chịu nổi vài lần tiêu xài hoang phí. Sự hào nhoáng bề ngoài chỉ thoáng qua trong chốc lát, còn khi tiền tiết kiệm tiêu sạch, người chịu khổ cuối cùng vẫn là chính bạn.

Cầm 1 tỷ đồng trong tay, việc đầu tiên bạn làm thể hiện bản chất con người bạn: Nhiều người sập bẫy khi có 1 tỷ đồng, không sớm nhận ra cả đời lụn bại- Ảnh 3.

03

Nói nhiều như vậy không phải để khuyên mọi người chỉ biết tiết kiệm tiền, còn lại thì đừng nghĩ gì khác. Mà là muốn nói rằng, vào bất kỳ thời điểm nào cũng cần giữ được sự bình tĩnh và kiềm chế.

Dù là mua nhà, đầu tư hay khởi nghiệp, mỗi quyết định đều nên dựa trên nhận thức và suy nghĩ của bạn, chứ không phải vì trong tay tình cờ có tiền tỷ trong tay. Đừng biến cuộc đời thành một canh bạc lớn, nhất là khi bạn thực sự có khả năng làm như vậy.

Nhà đầu tư người Mỹ Ray Kroc từng là một nhân viên bán bất động sản. Nhờ làn sóng bất động sản, ông nhanh chóng kiếm được "thùng vàng đầu tiên" trong đời. Khi đó, suy nghĩ duy nhất của ông là sở hữu một công ty bất động sản của riêng mình, thoát khỏi những ngày tháng vất vả đi bán hàng.

Nhưng vì hấp tấp bước vào thị trường, Ray đã đụng phải giai đoạn suy thoái bất động sản kéo dài nhiều năm, toàn bộ khoản đầu tư đều đổ xuống sông xuống biển. Ông buộc phải quay lại làm nhân viên bán hàng, đội mưa dãi nắng để bán từng chiếc cốc giấy giá 10 xu.

Khi ông một lần nữa tích góp được vốn liếng, mọi người đều nghĩ ông sẽ trở lại mạnh mẽ. Thế nhưng lần này, ông chỉ mở một cửa hàng nhỏ bán máy xay sữa. Mười mấy năm sau đó, Ray không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào. Cho đến một ngày, có một nhà hàng đặt liền 8 chiếc máy xay sữa từ cửa hàng của ông.

Dựa vào đơn hàng này, ông suy đoán được tình hình kinh doanh của nhà hàng đó và lập tức quyết định đầu tư. May mắn là sự kiên trì kinh doanh cửa hàng nhỏ trước đó đã giúp ông có đủ vốn vào thời điểm đó. Cuối cùng, nhà hàng mà ông đầu tư đã trở thành "McDonald's", mười năm sau lan rộng khắp thế giới.

Trong cuốn "Người giàu có cách nghĩ khác bạn", có một câu thế này: "Người nghèo luôn nóng lòng muốn trở nên giàu có, đến mức tiêu sạch số tiền tiết kiệm của mình; Còn người giàu thì nghĩ đến việc giữ được tài sản trước tiên, và chính trong quá trình này, năng lực tích lũy được sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn."

Trên đời này không có việc gì bắt buộc bạn phải làm ngay khi vừa tích góp được tiền tỷ. Điều quan trọng hơn việc tiêu tiền tiết kiệm, là làm sao để bạn có được nhận thức phù hợp với số tiền đó. Biết cách tiêu tiền vào những việc xứng đáng, bạn mới có thể dần tiến gần đến cuộc sống mà mình mong muốn.

Cầm 1 tỷ đồng trong tay, việc đầu tiên bạn làm thể hiện bản chất con người bạn: Nhiều người sập bẫy khi có 1 tỷ đồng, không sớm nhận ra cả đời lụn bại- Ảnh 4.

Thật ra, về cách sử dụng 1 tỷ đầu tiên trong đời, tôi có một gợi ý đơn giản. Đó là: hãy tự hỏi bản thân xem, so với khi mới đi làm, liệu mình đã thực sự có sự cải thiện rõ rệt nào về năng lực, tầm nhìn và các mối quan hệ hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa, vậy thì hãy cho bản thân thêm một chút thời gian. Luôn mong muốn thay đổi cuộc sống chỉ sau một đêm, kết quả thường là cuộc sống quay về điểm xuất phát cũng chỉ trong một đêm.

Giữ vững bản thân, tích lũy từ bên trong. Chỉ cần tiền vẫn nằm trong tay bạn, thì đến đúng thời điểm, nó tự nhiên sẽ mở ra cánh cửa mới cho bạn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày