Quan sát những người giỏi giang và trưởng thành trong cuộc sống, bạn sẽ thấy: Cuộc sống nhiều thay đổi, họ vẫn luôn giữ được sự bình yên trong tâm hồn, làm việc một cách vững vàng. Đối mặt với nhiều thử thách của cuộc sống, họ luôn có thể ứng phó bình tĩnh, không vội vàng, không hoảng sợ.
Đặc biệt là ở 3 điều dưới đây, nếu một người có thể giữ được sự khiêm tốn, thì đó chắc chắn không phải người tầm thường.
1. Khi tức giận, biết giữ bình tĩnh
"Sự giận dữ và mất kiểm soát cảm xúc thường bắt nguồn từ sự chưa trưởng thành trong nội tâm".
Đối mặt với những điều không như ý trong cuộc sống, có người chọn cách trút giận bừa bãi, cũng có người cố gắng giữ một thái độ bình tĩnh để xử lý vấn đề.
Tôi từng đọc được một câu chuyện chia sẻ trên MXH về cách hai người khác nhau xử lý tình huống chuyến bay bị hoãn.
Một chàng trai trẻ không kiềm chế nổi cơn tức giận, lớn tiếng mắng nhân viên sân bay bằng những lời lẽ vô lý.
Ban đầu anh ấy vốn có lý, nhưng vì hành xử quá mức, đã khiến nhiều người xung quanh chú ý và bàn tán, cuối cùng tự đẩy mình vào tình huống lúng túng, khó xử.
Ngược lại, một nữ hành khách cũng rất tức giận trước việc máy bay hoãn chuyến, nhưng cô giữ bình tĩnh, chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong cách xử lý của hãng hàng không, đồng thời trình bày rõ ràng sự bất mãn cùng yêu cầu của mình.
Kết quả, nhờ sự kiên trì lý trí của cô, tất cả hành khách đều được sắp xếp ổn thỏa, mọi chuyện kết thúc trong sự hài lòng.
Không khó để nhận ra, cách xử lý của cô gái tinh tế và hiệu quả hơn hẳn.
Tâm tĩnh thì lòng an, chuyện tĩnh thì việc thuận, tâm an thì sự thành.
Vì thế, tu dưỡng cảm xúc, học cách không bộc lộ sự tức giận thái quá ra bên ngoài là một năng lực đặc biệt quan trọng.
Đặt mình vào vị trí người khác, thử thấu hiểu góc nhìn của họ, để giảm thiểu những hiểu lầm không cần thiết.
Ghi lại các trạng thái cảm xúc, thường xuyên tự suy nghĩ về những tác nhân gây cảm xúc tiêu cực, từ đó tìm kiếm cách ứng phó hợp lý hơn.
Khi rèn luyện được năng lực "bình tĩnh giữa biến động", làm chủ được cảm xúc của chính mình, con đường đời phía trước nhất định sẽ vững vàng và rộng mở hơn.
Ảnh minh hoạ.
2. Khi thành công, biết giữ im lặng
Trong cuộc sống, nhiều vừa mới đạt được một chút thành tựu, kiếm được một chút tiền bạc đã lập tức không kiềm chế nổi sự phấn khích, bắt đầu khoe khoang không ngớt.
Thế nhưng, sự khoe khoang quá đà không chỉ phơi bày sự nông cạn và phù phiếm của bản thân, mà còn dễ dàng khơi dậy sự ghen tị của người khác, tự rước họa vào thân.
Một người đồng nghiệp cũ của tôi, vừa mới được thăng chức đã vội vàng mở tiệc chiêu đãi họ hàng, bạn bè chung vui.
Không ngờ, sau bữa tiệc, nhiều người tìm đến nhờ vả, muốn anh giúp đỡ giải quyết công việc.
Nhiều việc trong số đó hoàn toàn vượt ngoài năng lực của anh, buộc anh phải từ chối khéo léo.
Nhưng cũng chính từ những lời từ chối ấy, anh lại bị mang tiếng là coi thường người khác.
Tệ hơn nữa, có người trong họ hàng còn đi tố cáo anh, vu cho anh lạm dụng chức quyền. Mặc dù cuối cùng anh đã chứng minh được sự trong sạch của mình, nhưng khoảng thời gian đó cũng khiến anh mệt mỏi và phiền não không ít.
Khi bạn đạt được thành tựu nào đó, ắt hẳn sẽ có rất nhiều người tìm đến. Và trong số đó, không thiếu những người mang lòng đố kỵ, toan tính.
Lúc này, việc kín đáo trở nên quan trọng, nếu không: Sự huênh hoang tự đắc của bạn sẽ như một chiếc gai, đâm thẳng vào lòng đố kỵ của người khác.
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công chính là: giữ mồm giữ miệng. Trước khi thành công, hãy im lặng nỗ lực, làm việc chăm chỉ. Sau khi thành công, đạt được thành quả, khiêm nhường kín tiếng. Đó gần như là thái độ của nhiều người thành công.
Những người trưởng thành và sâu sắc thường hiểu rõ lòng người, nhìn thấu những yếu điểm trong bản tính con người, không vì một phút khoe khoang mà tự đẩy mình vào tình thế khó khăn.
Chỉ bằng cách giữ vững lập trường, liên tục tích luỹ kinh nghiệm, bạn mới có thể đón nhận thêm nhiều khoảnh khắc nổi bật ở phía trước.
Ảnh minh hoạ.
3. Trong nghịch cảnh, giữ vững tâm thế
Trong những lúc khó khăn, nếu một người có thể giữ được sự bình tĩnh, đó cũng là lúc họ giữ được giá trị cốt lõi của mình. Trong hoàn cảnh ấy, có sự cứng cỏi thì sẽ không bao giờ chịu thoả hiệp trước những trắc trở trong cuộc sống. Có sự kiên định, sẽ không dễ bị cuốn vào những cám dỗ tầm thường.
Đã từng nghe một câu thế này: “Tĩnh lặng cũng là một loại năng lượng. Bởi vì nó giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng, tôi luyện bản thân, trong những thời khắc khó khăn nhất, vẫn có thể nhận ra con đường mình phải đi”.
Những người thông minh luôn biết cách khai thác nguồn năng lượng tĩnh lặng ấy, để vững vàng đi qua những khó khăn trong cuộc sống. .
Khi tức giận, giữ nét mặt bình tĩnh, để lý trí điều khiển những cảm xúc cuộn trào; Khi thành công, giữ kín lời ăn tiếng nói, để sự khiêm nhường bồi đắp nên những thành tựu rực rỡ hơn; Khi khó khăn, hãy giữ vững tâm thế, để vượt qua những thử thách trong thực tại.
Theo Toutiao