Tuần trước, một người đồng nghiệp cũ đến ăn tối với tôi.
Người ta nói, sau vài ly rượu thì mọi người đều thích nói chuyện. Chúng tôi nói về rất nhiều người, trong đó Tiểu Hà - một người đồng nghiệp đã thay đổi nhiều nhất.
Khi mới vào công ty, Tiểu Hà là một người rụt rè, ít nói và chỉ chăm chỉ làm việc. Sau này tôi không biết vì lý do nào, Tiểu Hà đột nhiên thay đổi 180 độ. Anh ấy không chỉ sống cởi mở hơn mà còn đồng ý tất cả điều kiện được sếp giao cho.
Mọi người đều bất ngờ trước năng lực của Tiểu Hà. Anh ấy không chỉ hoàn thành tốt công việc mà còn lo những điều sếp không ngờ tới.
Trong một thời gian ngắn, Tiểu Hà đã chuyển từ nhân viên truyền thông mới thành giám đốc điều hành cấp cao.
Tôi hơi choáng váng khi nghe câu chuyện của Tiểu Hà. Trong vài năm qua, công ty đã loại bỏ nhiều nhân viên nhưng cũng rèn dũa một số người thành tài.
Nhìn vào kết quả họ đạt được, nhìn lại con đường họ đã đi, tôi thở dài vì xúc động: Quan điểm của một người về công việc sẽ quyết định kiểu sống mà anh ta sẽ có.
Chỉ bằng cách liên tục làm mới quan điểm trong công việc, con người mới có thể từng bước tiến đến gần cuộc sống giàu có.
01
Nhiều người đứng ở phía đối diện với công việc của mình. Họ đi làm với biết bao cay đắng và căm ghét nơi làm của mình.
Sếp cho lương bao nhiêu thì họ nỗ lực bấy nhiêu. Nếu có thể lười biếng, họ cũng không bao giờ làm việc chăm chỉ. Đây là nguyên lý làm việc nhất quán của họ.
Nhưng nếu cứ loay hoay với công việc như thế này thì cuối cùng người thua cuộc sẽ không bao giờ là ông chủ mà là chính bạn.
Khi Steven Jobs thực tập tại nhà máy HP, ông chủ yếu làm nhiệm vụ lắp đặt các bộ phận cơ bản trên dây chuyền lắp ráp.
Jobs tiếp cận công việc của mình một cách hết sức nhiệt tình, nhưng một trong những đồng nghiệp của ông dường như đang chểnh mảng trong công việc.
Một lần khi nói về công việc, Jobs đã hỏi người đồng nghiệp này: “Bạn thích điều gì nhất?”
Người đồng nghiệp chỉ nói: "Tôi thích tìm kiếm niềm vui".
Nhiều thập kỷ sau, mọi người đều có thể đoán được sự khác biệt về hoàn cảnh giữa hai người.
Jobs đã trở thành CEO nổi tiếng thế giới nhưng người đồng nghiệp vẫn làm việc trong nhà máy, miễn cưỡng làm công việc lương thấp từ ngày này qua ngày khác.
Trên thực tế, mọi người ở mọi thời điểm, đều đang làm việc vì giá trị cá nhân.
Nếu làm tốt nhất công việc của mình, chúng ta sẽ có khả năng vượt trội hơn những người "làm việc chỉ đến ổn định cuộc sống", và ngày càng tiến gần hơn với cuộc sống mà chúng ta mong muốn.
Một người đi trên đường bằng phẳng hay bị mắc kẹt trên đường hẹp đều phụ thuộc vào thái độ làm việc của người đó.
Đôi khi, bạn nghĩ rằng mình đang lợi dụng công ty bằng cách làm việc chểnh mảng nhưng thực tế, bạn đang phải trả một cái giá đắt hơn.
Nói một cách thẳng thắn, nếu bạn không làm việc nửa vời thì công việc sẽ không đối xử tệ với bạn.
02
Khi Google thành lập chi nhánh ở Trung Quốc, họ phát hiện ra một vấn đề:
Năng suất của 3 - 4 kỹ sư ở thành phố Bắc Kinh không bằng 1 kỹ sư ở trụ sở chính tại Mỹ.
Nhưng các kỹ sư ở Bắc Kinh không hề nhàn rỗi mà dường như ai cũng làm việc chăm chỉ.
Tại sao có sự khác biệt này?
Cuộc điều tra của họ cho thấy đội kỹ sư Bắc Kinh đã không nắm bắt được những điểm chính trong công việc, dẫn đến hiệu suất bị giảm đáng kể.
Đây thực chất là thực trạng của nhiều người làm công ăn lương hiện nay. Họ có thái độ sống ngay thắng, làm siêng năng như trâu, luôn cảm thấy mệt mỏi như bò ngựa nhưng cuối cùng họ chỉ có thể kiếm vừa đủ tiền để sống.
Về vấn đề này, một vị doanh nhân nổi tiếng của thung lũng Silicon, từng đưa quan điểm thú vị: "Chỉ những người làm việc chăm chỉ và có tư duy mới có thể nổi bật giữa đám đông".
Nếu bạn thực sự muốn làm tốt công việc thì chăm chỉ là tiêu chuẩn cơ bản và có tư duy là cách nâng cao.
Nhiều dân văn phòng ngày nay đi làm quá mệt mỏi và họ không muốn thay đổi cách làm việc.
Nhưng tôi luôn tin rằng trong môi trường mà tất cả mọi người đều chăm chỉ làm việc, những người có thể nổi bật luôn là cá nhân lựa chọn thay đổi và sẵn sàng suy nghĩ.
Chỉ chăm chỉ thôi là chưa đủ. Chúng ta còn phải học cách suy nghĩ sâu sắc và biết cách nghĩ xa hơn người khác một bước.
Ví dụ, trong cùng một công việc, người khác chỉ quan tâm đến công việc kinh doanh, trong khi bạn lại nghĩ cách làm cho nó hoàn hảo.
Đối với cùng một vấn đề, người khác chỉ tập trung vào chi tiết, còn bạn lại phân tích một cách có hệ thống.
Nghĩ mà xem, sao bạn có thể không nổi bật chứ?
03
Khi tỷ phú Rockefeller còn trẻ, ông làm việc ở một công ty dầu mỏ.
Khi đó, ông không có trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm nên chỉ được giao nhiệm vụ kiểm tra nắp thùng dầu đã được hàn đúng cách hay chưa. Đó là công việc buồn tẻ và được trả lương thấp nhất trong toàn công ty.
Yêu cầu của công việc là quan sát chất hàn tự động nhỏ giọt, tạo thành một vòng tròn dọc theo nắp lon, sau đó quan sát nắp lon được băng chuyền đưa đi.
Các đồng nghiệp cùng nhóm luôn coi thường công việc của Rockefeller vì cho rằng chúng được trả lương thấp, tẻ nhất. Nhưng Rockefeller thì khác.
Hàng ngày, ông cẩn thận kiểm tra quá trình hàn và nghiên cứu kỹ tốc độ nhỏ giọt cũng như lượng từ thông.
Sau một thời gian quan sát, ông nhận thấy sau thông thường khi hàn một nắp lon cần 39 giọt thuốc hàn. Nhưng thực tế, khi tính toán chính xác, ông thấy rằng chỉ cần 38 giọt thuốc hàn là đủ để hàn hoàn toàn nắp lon.
Vì vậy Rockefeller đã dành rất nhiều thời gian để thử nghiệm và cuối cùng đã phát triển được chiếc máy hàn "38 giọt". Chỉ cần tiết kiệm một giọt chất hàn trên nắp hộp có thể giúp công ty tiết kiệm 50.000 USD/năm (~1,2 tỷ đồng).
Nơi chúng ta đặt mình sẽ quyết định tầm nhìn và hành động của chúng ta.
Nếu bạn coi công việc là cực nhọc, bạn sẽ chỉ là một nhân viên cấp thấp trong suốt cuộc đời; nếu bạn coi công việc như một nghề nghiệp, bạn sẽ có khả năng đạt được thành tựu của chính mình.
Công việc sẽ là nơi tu luyện và làm giàu nếu bạn chịu đầu tư vào bản thân, gia tăng giá trị cho mình từ đó tích luỹ được vốn liềng dồi dào và sự tự tin.
Chỉ cần bạn đối xử với mọi người và làm việc với quan điểm của sếp, thì dù sau này bạn có trở thành sếp hay không, tầm nhìn và tài sản của bạn cũng sẽ có bước nhảy vọt về chất.
Làm việc cho chính mình là triết lý làm việc hàng đầu của mỗi người.
Hãy bớt quan tâm đến những điều được và mất trước mắt, chú ý nhiều hơn đến sự phát triển của bản thân và cố gắng hết sức trong mọi việc. Có vẻ như bạn đang chịu khổ trong nhất thời nhưng thực tế là bạn sẽ trở nên giàu có nhanh chóng trong tương lai.
Theo Toutiao