Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra tế bào nửa người nửa gà, chưa kịp vui thì đã hứng cả rổ gạch đá

Nam Thanh, Theo Helino 16:30 26/05/2018

"Người Gà" - không phải tên của một siêu anh hùng mới, cũng không phải một sinh vật kỳ bí hay dị hợm. Đó là nền móng đầu tiên cho những sự phát triển về công nghệ tế bào và y khoa của các nhà khoa học Mỹ - hiện cũng đang vấp phải khá nhiều chỉ trích.

Những dòng dưới đây nghe có vẻ như kịch bản của một bộ phim kinh dị, thế nhưng nó đã thực sự xảy ra. Các nhà khoa học ở New York đã thành công trong việc tạo ra một loại phôi tế bào "nửa người, nửa gà", trong một thí nghiệm mà nhiều người trong cuộc cũng phải cho rằng quá ư "bệnh hoạn".

Bằng cách cấy tế bào gốc của con người vào một phôi mới hình thành của gà, các nhà khoa học New York đang mong rằng họ có thể tìm hiểu thêm về cách biến các tế bào bình thường thành tế bào thai. Những phát hiện này có thể dẫn đến nhiều phương pháp điều trị khác cho các bệnh rối loạn phát triển, thế nhưng bản thân việc lai tạo này lại bị coi là "bệnh hoạn quá đáng". Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ ý phản đối thí nghiệm này, trong khi một số người lại cho rằng việc lai tạo phôi có thể tạo ra nhiều hệ lụy đáng lo ngại.

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra tế bào nửa người nửa gà, chưa kịp vui thì đã hứng cả rổ gạch đá - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Mỹ đã thực sự thành công trong việc lai tạo tế bào của người và gà.

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra tế bào nửa người nửa gà, chưa kịp vui thì đã hứng cả rổ gạch đá - Ảnh 2.

Liệu trong tương lai chúng ta sẽ có một... Người Gà hoàn chỉnh?

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo sư Ali Brivanlou tại Đại học Rockerfeller ở New York. Các nhà khoa học đã biết rằng các tế bào gốc phôi có thể phân biệt được với bất kỳ loại tế bào chuyên biệt nào của cơ thể: từ xương và não đến phổi và gan. Họ đồng thời cũng biết rằng các nhóm tế bào đặc biệt, được tìm thấy trong các động vật lưỡng cư và phôi cá, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các cấu trúc phát triển ban đầu của chúng. Những nhóm này, được gọi là "các cơ quan", đưa ra các tín hiệu phân tử giúp các tế bào phát triển và phát triển theo những cách cụ thể.

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra tế bào nửa người nửa gà, chưa kịp vui thì đã hứng cả rổ gạch đá - Ảnh 3.

Khi một "cơ quan" được cấy từ phôi này sang phôi khác, nó sẽ thúc đẩy vật chủ mới của nó thực hiện chuyên môn hóa tế bào. Do giới hạn thử nghiệm nên cho tới gần đây, các nhà khoa học vẫn chưa dám thực hành ở trên người.

 Khi một "cơ quan" được cấy từ phôi này sang phôi khác, nó thúc đẩy vật chủ mới của nó tạo ra cột sống thứ cấp và hệ thần kinh trung ương, sau đó hoàn chỉnh bằng tủy sống và não. Do còn nhiều rào cản pháp lý và đạo đức liên quan tới thử nghiệm trên phôi người, các nhà khoa học hiện đang thắc mắc liệu lý thuyết này có thể áp dụng trên con người được hay không. Ví dụ, ở Massachusetts, các thí nghiệm có thể được thực hiện trên phôi thai trước thời điểm 14 ngày phát triển. Đây là khoảng thời gian các "cơ quan" bắt đầu hình thành. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Brivanlou đã phát triển phôi nhân tạo từ tế bào gốc mà họ cấy vào phôi gà. Ngay sau khi chúng được cấy sang vật chủ mới, các tế bào của con người bắt đầu đặt nền tảng cho cột cột sống thứ cấp và hệ thần kinh - một hành động tuyên bố rõ ràng sự hiện diện của sự phát triển "cơ quan của người" trên một đơn vị sống khác.

Các tế bào của con người nhanh chóng hình thành và phát triển sau khi cấy và ghép sang phôi của gà.

Tuy nhiên cộng đồng mạng thì không cần hiểu quá nhiều về khoa học làm gì. Khi được nghe về một thí nghiệm lai tạo giữa người và gà, hầu hết các phản ứng đều là "Trời đất, họ đang lai tạo một chủng Người - Gà mới!" và "Những thí nghiệm đáng kinh tởm này cần phải bị đình chỉ ngay lập tức."

(theo Daily Mail)