Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein chất lượng cao, vitamin D, canxi, i-ốt, DHA và đặc biệt là axit béo omega-3. Nhờ đó, cá không chỉ tốt cho tim mạch, não bộ mà còn giúp tăng cường miễn dịch, làm đẹp da, hỗ trợ xương chắc khỏe và cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên, dù cá tốt đến đâu, cách chế biến sai lầm có thể khiến dinh dưỡng hao hụt, thậm chí sinh ra nhiều chất độc hại gây bệnh. Dưới đây là 4 kiểu chế biến cá không nên lạm dụng để bảo vệ sức khỏe:
Ảnh minh họa
Cá nướng hay hun khói mang lại hương vị thơm ngon nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Khi nướng cá ở nhiệt độ cao, đặc biệt trên than, củi, rơm, dầu mỡ chảy xuống lửa sẽ tạo ra khói chứa benzopyrene – chất gây ung thư nhóm 1 theo WHO. Phần cá cháy sém, giòn rụm có thể hấp dẫn nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, gan và phổi.
Ngoài ra, nhiệt độ cao khi nướng làm phá hủy omega-3 và protein có trong cá, khiến giá trị dinh dưỡng giảm sút nghiêm trọng. Cá hun khói cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm nitrosamine, một hợp chất có thể làm tổn thương gan và tăng nguy cơ ung thư thực quản. Vì vậy, nếu thích ăn cá nướng, hãy nướng bằng lò hoặc bọc giấy bạc để giảm bớt lượng chất độc hại sinh ra.
Ảnh minh họa
Món cá chiên giòn rụm có thể hấp dẫn, nhưng nếu chiên quá lâu hoặc sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ khiến cá mất hết chất dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất có hại.
Dưới nhiệt độ cao, protein trong cá sẽ bị oxy hóa, sinh ra benzopyrene – một chất độc hại gây ung thư. Ngoài ra, việc sử dụng dầu ăn cũ, tái chế nhiều lần còn làm sản sinh acrylamide, một hợp chất liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy, dạ dày và ung thư da. Cá chiên cũng chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao, có thể làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Lời khuyên là hạn chế ăn cá chiên quá kỹ, không tái sử dụng dầu nhiều lần. Nên chiên cá ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 160-180 độ C) để giữ lại dinh dưỡng.
Nhiều người thích ăn gỏi cá, sashimi hoặc cá nấu tái để giữ nguyên vị tươi ngọt. Tuy nhiên, cá là loài ăn tạp và dễ bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng như sán dây, giun đầu móc, vi khuẩn listeria… Nếu không được nấu chín hoàn toàn, các tác nhân gây hại này có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột và thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Một số loại cá chứa thiaminase, một enzyme có thể phá hủy vitamin B1 trong cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Quá trình nấu chín sẽ giúp loại bỏ thiaminase, nhưng nếu cá nấu chưa kỹ, chất này vẫn tồn tại và gây hại lâu dài.
Hãy luôn đảm bảo cá được nấu chín hoàn toàn, đặc biệt là khi làm lẩu hoặc món hấp. Nếu ăn cá sống - tái, hãy chọn nguồn cá sạch, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ rằng cá vừa giết thịt là tươi nhất, nhưng thực tế cá ngay sau khi chết sẽ trải qua giai đoạn “co cứng tử thi”, khiến thịt còn cứng, chưa đủ mềm và chưa đạt độ ngon nhất. Ngược lại, nếu cá để quá lâu, đặc biệt là bảo quản không đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, gây phân hủy protein và sinh ra histamine, một hợp chất có thể gây dị ứng, ngộ độc thực phẩm, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đương nhiên, cá bị ươn hỏng cũng sẽ không ngon, giảm dinh dưỡng và gây hại khi ăn.
Để cá đạt độ ngon nhất, hãy chọn cá tươi sống và phải chế biến trong khoảng 1 - 2 giờ sau khi giết mổ. Nếu chưa sử dụng ngay, cần bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (0-4 độ C nếu để ngăn mát, -18 độ C nếu để đông lạnh).
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor