Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố

Hiccup, Theo Thời Đại 19:27 25/03/2017

Hành động chĩa mũi dùi chỉ trích vào người phụ nữ Hồi giáo của một bộ phận lớn cư dân mạng không những bất công và phiến diện, mà còn có thể được coi là một trong nhiều minh chứng đáng buồn của nạn phân biệt tôn giáo.

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc một người phụ nữ Hồi giáo rảo bước đi qua một nạn nhân bị thương sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Westminster, London, Anh đã trở thành tâm điểm chú ý cũng như tranh cãi trên mạng xã hội quốc tế trong nhiều ngày qua. 

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 1.

Cô gái Hồi giáo hiện đang là nạn nhân của làn sóng chỉ trích.

Người đăng tải bức ảnh cũng như một bộ phận dư luận đã không ngần ngại dùng những từ ngữ nặng nề nhất để chỉ trích nhân vật trong bức ảnh, đặc biệt là xúc phạm tôn giáo của người phụ nữ này.

Tuy nhiên, sau đó, một người dùng mạng xã hội Twitter đã vạch trần sự phiến diện của một nhóm người dùng mạng đã chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo này, bằng cách đăng tải bức ảnh một người đàn ông da trắng cũng đi ngang qua người gặp nạn trong vụ khủng bố. 

Cùng một bối cảnh, cùng một hành động, nhưng tấm ảnh này lại không hề bị lan truyền rộng rãi, và người đàn ông này cũng không trở thành tâm điểm lên án gay gắt.

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 2.

Cả 2 người cùng đi qua nạn nhân của vụ khủng bố, nhưng cách dư luận nhìn nhận họ lại hoàn toàn khác biệt.

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 3.

Một phát ngôn đầy tính phân biệt tôn giáo khác: "Đây là sự khác nhau giữa người Hồi giáo và người Công giáo".

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 4.

Một người dùng Twitter đăng tải bức hình kèm theo lời bình luận đầy mỉa mai: "Thật dễ thương khi các người cố ý nhắm vào một người phụ nữ Hồi giáo và lờ đi việc một người đàn ông da trắng cũng có hành động tương tự! Tôi yêu sự bình đẳng quá đi mất."

Bài đăng này của người dùng Twitter đã nhận được gần 16 nghìn lượt retweet và gần 7 nghìn lượt yêu thích. Phần đông phản hồi của người dùng mạng đều tỏ ý đồng tình, thông cảm và lên tiếng bênh vực người phụ nữ Hồi giáo, cho rằng cô không đáng phải nhận nhiều chỉ trích như vậy.

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 5.

"Tôi nghĩ cô ấy sợ hãi rằng mọi người sẽ nhắm vào mình (nếu cô ấy dừng lại). Hiển nhiên là cô ấy phải lo cho sự an toàn của bản thân rồi, bởi vì sự việc lúc đó quá phức tạp."

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 6.

"Thật ra thì, nếu như bạn không thể giúp đỡ thì tốt nhất là nên đi qua. Đám đông tụ tập có thể sẽ khiến mọi việc tệ hơn."

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 7.

"Nếu cô ấy dừng lại, chắc chắn là cô ấy sẽ bị nhắm tới bởi tôn giáo của mình và người ta vẫn sẽ chỉ trích cô ấy mà thôi."

Bức ảnh vạch trần sự phiến diện của làn sóng chỉ trích người phụ nữ Hồi giáo trong bức ảnh nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh 8.

"Phải không? Thực tình tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ bị chỉ trích dù cho có cư xử thế nào trong tình huống này đi chăng nữa".