Bỏ nhà đi suốt 30 năm, khi cha mẹ qua đời lại quay về đòi thừa kế tài sản: Tòa tuyên bố ‘‘anh đã bị tước quyền thừa hưởng’’

Khuê Hiền, Theo Đời sống & Pháp luật 15:10 25/04/2025
Chia sẻ

Trở về để xin thừa kế tài sản, người con trai bị từ chối vì lý do bất ngờ.

Sau 30 năm trở về xin thừa kế tài sản 

Anh Trương Viễn là con cả trong một gia đình sống tại Thượng Hải, Trung Quốc. Nhiều năm trước, do xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ nên Trương Viễn bỏ nhà ra đi và cắt đứt hoàn toàn liên lạc với gia đình. Cha anh mẹ Viễn là ông Trương Vĩnh và bà Lâm đã trình báo công an nhiều lần với hy vọng có thể tìm ra tung tích của người con trai duy nhất. Thế nhưng họ vẫn không nhận được bất kỳ thông tin gì từ Trương Viễn. 

Từ đó đến nay đã gần 30 năm, Trương Viễn chưa một lần trở về nhà thăm đấng sinh thành. Khoảng 10 năm sau khi Trương Viễn bỏ nhà ra đi, ông bà Trương Vĩnh đã sinh thêm 1 cậu con trai đặt tên là Trương Môn. Khác với tính cách ương ngạnh của anh trai, Trương Môn là một cậu bé ngoan ngoãn, sống tình cảm và biết cách quan tâm cha mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Môn tìm được công việc ổn định và gần nhà để tiện chăm sóc cha mẹ. 

Bỏ nhà đi suốt 30 năm, khi cha mẹ qua đời lại quay về đòi thừa kế tài sản: Tòa tuyên bố ‘‘anh đã bị tước quyền thừa hưởng’’- Ảnh 1.

Vì mâu thuẫn với cha mẹ nên Trương Viễn quyết định bỏ nhà ra đi, từ đó không liên lạc với gia đình. Ảnh minh họa.

Vài năm sau đó, bà Mẫn qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Ông Trương Vĩnh quá đau buồn nên cũng lâm bệnh nặng rồi qua đời vào năm 2023. Trương Môn phải kìm nén đau thương, một mình đứng lên lo tang lễ cho cha mẹ. 

Khi mọi chuyện xong xuôi, Trương Môn bắt đầu làm thủ tục thừa kế khối tài sản khoảng 1 triệu NDT (tương đương 3,5 tỷ đồng), trong đó bao gồm 1 căn nhà và sổ tiết kiệm 200.000 NDT của cha mẹ. Lúc này, Trương Viễn bất ngờ trở về và lấy tư cách là người thừa kế hợp pháp để yêu cầu nhận toàn bộ tài sản mà ông bà Trương Vĩnh để lại. 

Thỏa thuận không thành, Trương Môn quyết định nhờ pháp luật vào cuộc để phân giải, đồng thời tước quyền thừa kế của Trương Viễn. 

Tòa án phán quyết

Trong phiên tòa, Trương Viễn biện hộ rằng mình không bỏ rơi cha mẹ mà chỉ ít liên lạc. Anh này còn cho biết vì biết cha mẹ còn khỏe mạnh, có thể tự lo nên không cần anh chu cấp. Tuy nhiên, lập luận này đã bị tòa án bác bỏ.

Sau quá trình xét xử, tòa án quận xác định rằng, Trương Viễn bỏ nhà ra đi và không liên lạc hay chăm sóc cha mẹ trong suốt 30 năm đã cấu thành hành vi ‘‘bỏ rơi’’ cha mẹ theo pháp luật. Do đó, theo Bộ luật Dân sự của Trung Quốc, anh này đã mất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ. 

Bỏ nhà đi suốt 30 năm, khi cha mẹ qua đời lại quay về đòi thừa kế tài sản: Tòa tuyên bố ‘‘anh đã bị tước quyền thừa hưởng’’- Ảnh 2.

Tòa án đã xem xét kỹ lưỡng các tình tiết liên quan để đưa ra pháp quyết chính xác nhất trong vụ tranh chấp quyền thừa kế này. Ảnh minh họa.

Tòa án khẳng định, nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ là truyền thống tốt đẹp. Điều này không chỉ thể hiện trong việc hỗ trợ tài chính mà còn là sự quan tâm về tinh thần, chăm sóc đời sống hằng ngày. Cha mẹ có khả năng kinh tế không đồng nghĩa với việc con cái được miễn trừ trách nhiệm đạo hiếu. Do đó, quyền thừa kế không phải là thứ “tự nhiên có”, mà đi kèm với nghĩa vụ đạo đức và pháp lý. 

Phán quyết này nhanh chóng nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận. Nhiều người cho rằng, một người con suốt 30 năm không đoái hoài gì đến cha mẹ, không làm tròn đạo hiếu, nay lại xuất hiện chỉ để đòi chia tài sản là điều vô đạo đức và không thể chấp nhận.

Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng Trương Viễn sẽ mất quyền thừa kế tài sản của cha mẹ vì hành vi thờ ơ, bỏ bê họ trong hơn 30 năm. Phía Trương Viễn sau đó đã nộp đơn kháng cáo nhưng tòa án vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu. 

Theo Toutiao


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày