Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động

Chi Chi, Theo Thanh niên Việt 00:05 19/09/2024
Chia sẻ

Những bức ảnh kỷ yếu bao gồm ảnh sinh viên gục xuống ghế, ngã vào tường và nằm dài trên mặt đất đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Năm 2023, một xu hướng chụp ảnh kỷ yếu kỳ lạ đã xuất hiện ở Trung Quốc: khuyến khích những sinh viên mới tốt nghiệp tạo dáng cho thấy họ 'chết nhiều hơn sống'.

Những bức ảnh kỷ yếu bao gồm ảnh sinh viên gục xuống ghế, ngã vào tường và nằm dài trên mặt đất trong bộ lễ phục tốt nghiệp đã lan truyền trên Internet và tạo ra nhiều cuộc thảo luận lớn. Nhiều người gọi đây là ảnh kỷ yếu “giả chết”. Mặc dù họ không bị tổn hại về mặt thể chất, nhưng các sinh viên tin rằng những bức ảnh như vậy phản ánh thực tế khắc nghiệt mà họ đang phải đối mặt ngay sau khi tốt nghiệp.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 1.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 2.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 3.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 4.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 5.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 6.

Trend chụp ảnh kỷ yếu "giả chết" của thanh niên Trung Quốc

Tại sao sinh viên Trung Quốc lại tạo dáng “giả chết”?

Thị trường việc làm tại Trung Quốc vẫn đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Tại quốc gia tỷ dân này, một kỷ lục 11,6 triệu sinh viên mới tốt nghiệp sẽ gia nhập thị trường việc làm vào mùa hè 2023 đã được xác lập. Với việc có quá nhiều “đối thủ” cạnh tranh và quá ít việc làm, nhiều sinh viên tin rằng triển vọng nghề nghiệp của họ rất ảm đạm.

Vào tháng 5/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Trung Quốc đã đạt mức đáng kinh ngạc là 20,8%. Năm 2024, con số chưa được công bố chính thức nhưng được cho là đã giảm nhẹ.

Sau mỗi mùa tốt nghiệp, làn sóng người tìm việc mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng thất nghiệp. Đó là thách thức mới mà sinh viên Trung Quốc phải chuẩn bị đối mặt, ngay sau khiphải gánh chịu gánh nặng của hệ thống giáo dục cũng khắc nghiệt không kém.

Bộ ảnh kỷ yếu bóc trần sự nghiệt ngã của thị trường lao động- Ảnh 7.

Đây được coi là 1 cách hài hước để người trẻ thể hiện sự bất an của mình

Bằng đại học ngày càng kém giá trị

Với ngày càng nhiều người tìm việc gia nhập thị trường mỗi năm, bằng đại học đang trở nên ít giá trị hơn đối với các nhà tuyển dụng. Điều này dẫn đến nhiều sinh viên ở Trung Quốc hiện đang theo đuổi bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ với hy vọng có được lợi thế hơn những người khác, nhưng điều đó cũng không đảm bảo việc làm.

CNN trích lời một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Trung Quốc tên Li Nian cho biết hầu hết những sinh viên học tiến sĩ đều mắc các vấn đề tâm lý. Li nói: “Có lẽ tất cả mọi người học tiến sĩ đều rất trầm cảm. Có một câu nói phổ biến cách đây không lâu rằng bất kỳ ai học tiến sĩ đều là điên rồ.”

Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và dân số trẻ thất vọng chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho tất cả các bên. Dân số trẻ thường chịu trách nhiệm thúc đẩy thị trường phát triển lên ở các nền kinh tế hoạt động tốt. Họ chi tiêu cho tiền thuê nhà, giao thông, giáo dục, truyền thông và lối sống. Nói một cách đơn giản, một quốc gia có dân số trẻ không có tiền có nhiều khả năng chứng kiến các trụ cột kinh tế chính của mình sụp đổ.

Khi sự thất vọng trong giới trẻ ngày càng tăng, một số người thậm chí còn thề sẽ là "thế hệ cuối cùng" ở Trung Quốc như một cách thể hiện sự phản đối của họ.

Nguồn: CNN

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày