Có bao giờ bạn đặt ra mục tiêu và quy định thời gian thực hiện trong vòng một tháng, nhưng đến cuối tháng vẫn không thể hoàn thành?
Nhiều người kỳ vọng rất cao về bản thân, không hài lòng với hiện tại, nhưng không chịu hành động để thay đổi.
Thay đổi là tốt, nhưng hành động lại khó muôn trùng. Vậy, phải làm gì mới đúng?
Hãy thử phá vỡ thói quen lười biếng và thoát khỏi tình trạng khó khăn với những thay đổi nhỏ. Hành động là liều thuốc bổ để chữa lành sự lo lắng. Thay vì dành thời gian để rối rắm với dày vò tinh thần, hãy bắt đầu với sự thay đổi nhỏ nhặt nhất.
Tại sao nhiều người sợ thay đổi và không hành động? Có hai lý do:
Đầu tiên, là lười biếng. Bản chất con người có một phần lười biếng, thay đổi dù sao cũng là sự khó khăn. Nếu đã khó khăn như vậy thì thà rằng không làm còn hơn, từ đó không muốn phát vỡ sự lười biếng đã thành thói quen này để thoát ra khỏi vòng an toàn.
Thứ hai, là sợ thất bại. Nhìn thấy nhiều trở ngại và thách thức, lo lắng rằng khả năng không đủ, không có kế hoạch tốt, vì vậy thà không làm, cũng không muốn làm sai.
Hành động luôn quan trọng hơn hành động đúng đắn. Làm sai, tốt hơn 100 lần so với không làm.
Tâm lý học có một "mô hình thời gian hối tiếc". Lý thuyết này chỉ ra rằng mọi người cảm thấy hối tiếc vì đã làm điều gì đó sai trái sẽ mạnh mẽ và đau đớn hơn. Nhưng về lâu dài, mức độ hối tiếc của việc không làm một điều sẽ nặng nề hơn nhiều so với việc làm sai.
Lý do rất đơn giản, bạn "làm sai" và bạn có cơ hội để khắc phục sau đó, vì vậy ngay cả khi bạn hối tiếc, nó sẽ không kéo dài. Nhưng ngược lại, đối với những điều "không làm", bạn không có cách nào để khắc phục, và sẽ rơi vào sự giày vò trong tinh thần, luôn suy nghĩ "nếu đã làm thì tốt rồi".
Do đó, đừng ngại làm sai, thay vì "biết nhưng không làm", hãy thay đổi 5% trước, bạn sẽ thành công một nửa. Tại sao lại nói như vậy?
Thay đổi 5%, cũng tức là bắt đầu cải thiện từ những điều nhỏ nhặt, từ đó góp gió thành bão, hoàn thiện từ từ. Bởi vì, từ quan điểm của bản chất con người, thay đổi 5%, bạn sẽ cảm thấy có thể hoàn thành, không quá mất sức, có động lực để tiếp tục làm. Còn thay đổi 100% là chuyện quá to tát và khó khăn, khiến người ta dễ chùn bước, dập tắt lòng can đảm để hành động.
Liên tục tích lũy "thay đổi nhỏ", chắc chắn sẽ có "may mắn lớn".
1. Lắng nghe tiếng nói của bản thân
Trước tiên, hãy suy ngẫm thật cặn kẽ: Bạn có thực sự muốn thay đổi?
Có người hứa hẹn thay đổi, còn lập rất nhiều kế hoạch, chỉ là cảm thấy mình nên làm như vậy, không làm thì trong lòng không yên tâm, nhưng kiên trì không được mấy ngày liền từ bỏ.
Sự thay đổi thực sự là đánh thức chính mình. Tránh xa những suy nghĩ tiêu cực và "bàn lui", lắng nghe tiếng nói bên trong, tìm đúng mục tiêu, để mong muốn và động lực thúc đẩy bạn và thực hiện những thay đổi tích cực.
2. Chia nhỏ mục tiêu
Mục tiêu quá lớn sẽ làm cho chúng ta chùn bước. Vì vậy, bạn nên chia mục tiêu và thực hiện theo giai đoạn.
Thành công ban đầu là rất quan trọng, và khi giành được một thành công nhỏ ở mọi giai đoạn, bạn sẽ có nhiều động lực và nhiệt huyết hơn để tìm đến chiến thắng tiếp theo, từ đó tạo thành vòng lặp tích cực.
Lập kế hoạch, kiên trì thực hiện từng bước, rồi cũng sẽ mang lại sự thay đổi lớn.
3. Nhìn nhận lại bản thân
Bất kể chuyện lớn hay nhỏ, đều phải làm tốt nhất có thể. Thường xuyên nhìn nhận lại mọi thứ để tiếp tục tinh chỉnh. Tập trung vào mọi thứ trong tay, ngay cả khi lặp đi lặp lại cùng một điều, bạn cũng phải làm tốt hơn lần trước đó.
Dưới sự "lãi kép" của thời gian, đến một lúc nào đó ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện bản thân thay đổi đến không ngờ.
4. Kiên trì lâu dài
Nước chảy đá mòn, cũng không phải là kết quả một sớm một chiều, mà là cả một quá trình diễn ra liên tục nhiều tháng, nhiều năm. Để hành động nhỏ tạo ra tác động lớn, phải có tính bền vững, kiên trì lâu dài.
Vì vậy, tập cách trở thành người bạn của thời gian, kiên trì và vững tâm, là bí mật cuối cùng của một người để thành công.