Cùng điểm qua những triệu chứng và cách chữa trị căn bệnh kinh niên này bằng bộ bí kíp "dọn nợ" có 1-0-2 của các bạn trẻ đang lan truyền chóng mặt trên TikTok nhé.
Điểm mặt gọi tên những món nợ trên trần đời
Nợ là một từ không thể tách rời trong cuộc sống của loài người, từ thời "chiếm hữu nô lệ" đến khi cách mạng 4.0 bùng nổ và sẽ được dự đoán sẽ còn trường tồn đến vô chừng. Qua mỗi thời kì khác nhau, sắp xếp tương ứng với các danh từ khác nhau, nợ lại mang đến những cảm xúc riêng biệt cho con người. Nhưng chung quy lại, bệnh "nợ" luôn gây ra những phiền toái nhất định. Chắc chắn chúng ta đã bắt gặp hoặc nghe kể lại những câu chuyện dở khóc dở cười với muôn vàn sắc thái khác nhau, và tần suất dày đặc hơn ở những ngày cuối năm cận kề.
Mỗi loại nợ gây một kiểu "sát thương" khác nhau và với những người đi làm, khi đối mặt thực sự với cuộc sống của một người trưởng thành, chúng ta mang theo mình những thứ nợ khác nhau, tưởng lạ mà rất quen.
Đó có thể là những tháng ngày "sáng ra mì gói, tối mì tôm" vì mãi chẳng nghe được âm thanh "ting ting" báo lương về. Nợ lương có lẽ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người và đặc biệt cảm xúc ấy nhân lên gấp bội khi Tết sắp về.
Đó có thể là những ngày mài đũng quần ở văn phòng, vắt chân lên cổ mà chạy khi nợ deadline với sếp, với khách hàng. Ai cũng tranh thủ làm nhanh nhất để tận hưởng một cái Tết trọn vẹn và yên bình.
Có một thứ nợ khác biệt hơn hẳn, ai nghe đến cũng phải dè chừng – nợ tình cảm. Nợ một lời cảm ơn với cha mẹ, nợ sự giúp đỡ của cấp trên, nợ lời hồi đáp cho người thương mến… Nợ tình cảm luôn cần một sự bày tỏ tinh tế và thường không bao giờ trả hết vì đó chính là sợ dây gắn kết mọi người với nhau qua năm tháng.
Cuối cùng, không thể không kể đến vấn đề "nợ tiền bạc", câu chuyện muôn thuở kéo dài suốt năm. Tết chính là thời điểm tổng kết tài chính và cũng là lúc những món nợ nên được tất toán đúng hạn. Tuy nhiên, có một số lượng không nhỏ anh chị em bạn bè, người quen gần, người quen xa lại cố tình "mất tích": không gặp được, gọi điện nhắn tin không trả lời. Chúng ta tạm gọi đó là "nợ âm" với mức độ khó đòi ở cấp cao. Người đi mượn có thể mang nỗi niềm riêng nào đó, nhưng chắc chắn người cho mượn thì rất đau đầu.
Từ nhu cầu rất chung và rất quen, làm thể nào để đòi nợ thật tinh tế mà hiệu quả? Nếu muốn một cái Tết ấm no, hãy cùng ghé lên TikTok và học hỏi Bùi Công Nam nhé!
Tết đến rồi, dọn nợ ăn Tết thôi!
Chỉ còn chưa đầy… ngày nữa là năm mới Canh Tý sẽ gõ cửa mọi nhà. Với phương châm "quên gì thì quên, đừng quên trả nợ" và vì một năm không lo âu, nhiều năng lượng cho những khởi đầu mới, TikTok cùng Bùi Công Nam đã biến tấu một cách dễ thương ca khúc từng làm mưa làm gió vào mùa Tết 2018: "Tự giác đi". Toàn bộ clip là lời nhắc khéo, kèm theo "hù dọa nhẹ" sẽ chơi lớn nếu mọi người không ý thức được ngày Tết "đang rình rang" và phải tự giác trả nợ để sống thật sang, đặc biệt mang đến cho các vị chủ nợ có một cái Tết ấm no. Nào, lên tiếng đi nào các bạn ơi!
Duyên âm còn cắt được, sao "nợ âm" lại không, chỉ cần học hỏi bí kíp dọn nợ của Bùi Công Nam, chia sẻ trực tiếp đến người cần nhắn gửi để "thổ lộ" lòng mình. Nếu người đó vẫn quyết định bặt vô âm tín thì hãy tự tạo cho mình một clip riêng đích danh với muôn kiểu bá đạo khác trên TikTok nhé. Chắc chắn với những phương pháp dọn nợ sạch sẽ, văn minh và vui nhộn, chúng ta sẽ sớm "rủng rỉnh" túi mà vẫn giữ tình cảm nhẹ nhàng cho cả hai bên. Đừng để chính mình rơi vào tình trạng không có tiền ăn Tết bạn nhé.
Vốn tạo ấn tượng mạnh mẽ là một cộng đồng những nhà sáng tạo trên nền tảng video ngắn hàng đầu thế giới hiện nay, TikTok giúp mọi người xây dựng những nội dung riêng theo ý tưởng của chính mình chỉ bằng chiếc điện thoại di động. TikTok nắm bắt tâm lý người dùng để tạo ra những xu hướng nội dung thu hút, đồng thời cam kết chung tay xây dựng cộng đồng, khuyến khích, truyền cảm hứng và thổi bùng đam mê qua những đoạn video ngắn.
Trong dịp Tết Canh Tý 2020 này, TikTok kết hợp với nhiều đối tác trong các lĩnh vực ăn uống, mua sắm, du lịch, làm đẹp để ra mắt series "Hành trình tết" kéo dài từ 18/01/2020 đến 01/02/2020 gồm 6 trends (xu hướng) chính: #demianTet (để Mị ăn Tết), #choiTet (chơi Tết), #samTet (sắm Tết), #anTet (ăn Tết), #boiTet (bói Tết) và #toingayTet (tôi ngày Tết), tổ chức ngay trên trang đích trong ứng dụng TikTok. Người dùng có thể tham gia quay số may mắn, chọn điểm đến và chọn tham gia sáng tạo video, biến tấu một cách tự nhiên theo format và chủ đề ưa thích, hợp xu hướng để được nhận điểm thưởng hoặc quà tặng tết phù hợp theo chủ đề đã chọn.
Nào, hãy cùng TikTok dọn nợ và đón một mùa Tết ấm no nhé.