Khi Tinh Tinh 5 tuổi, cô bé đã đi siêu thị cùng mẹ. Mẹ Tinh Tinh bảo rằng cô bé muốn gì thì cứ lấy, vì vậy khi đi ngang qua hàng trái cây, Tinh Tinh nhanh chóng tìm những trái cây to và cho ngay vào miệng, ăn một cách ngon lành.
Nhân viên bán hàng sau khi chứng kiến hình ảnh này đã vô cùng tức giận, cô lập tức chạy đến chỗ của Tinh Tinh và hét lên: “Đây là con của ai?”. Mẹ Tinh Tinh chạy đến và xin lỗi nhân viên bán hàng, nhưng cô vẫn không nguôi giận và bắt bồi thường gấp 10 lần giá gốc.
Trước tình hình này, mẹ Tinh Tinh nói: "Chúng tôi sẽ bồi thường chỗ trái cây mà đứa trẻ đã ăn, nhưng không phải bồi thường gấp 10 lần. Nếu cô không hài lòng với cách xử lý này, tôi có thể khiếu nại lên cấp trên của cô".
Ngay khi thấy bản thân có chút quá đáng, nhân viên bán hàng lập tức bị thuyết phục bởi hành động của người mẹ. Suy cho cùng, khả năng hiểu biết của trẻ vẫn còn non nớt, và hành vi của chúng chưa được người lớn kiểm soát. Một người bình thường khi gặp trường hợp này chắc chắn sẽ biết phải làm gì, tuy nhiên thái độ của nhân viên bán hàng không hề hợp lý.
Trong trường hợp này, người mẹ phải là tấm gương cho con cái, không được trốn tránh sai lầm, phải dũng cảm đối mặt với sự việc, chịu trách nhiệm việc làm sai và đứng lên đòi công bằng cho điều vô lý.
Vì vậy, trong việc giáo dục con cái, bố mẹ luôn đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng, dạy dỗ đúng cách mới có thể giúp trẻ có được lựa chọn sáng suốt trên đường đời.
Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ như thế nào để sửa?
Khi trẻ cãi nhau với ai đó, cha mẹ cần đến gặp trẻ kịp thời để tìm ra lý do gây ra cãi vã. Bất kể trẻ có làm điều gì sai trái hay không, không nên khiển trách trẻ một cách nghiêm túc, và phải giao tiếp tốt với trẻ.
Khi trẻ ném đồ đạc ở nhà, bạn có thể chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó cùng trẻ thu dọn đồ đạc bị hư hỏng, dọn dẹp nhà cửa.
Điều này cũng sẽ khiến trẻ nhận ra rằng dọn dẹp việc nhà là một công việc rất vất vả, và dần dần để trẻ hình thành thói quen tốt là không vứt đồ đạc, để kịp thời sửa chữa những sai lầm.
Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ có thể ngồi nói chuyện với trẻ một cách bình thường nhất có thể. Phải cho trẻ hiểu rằng nếu hành vi đó nếu tái diễn thì đồ chơi của trẻ sẽ bị lấy đi. Đây thực sự là một bài học nghiêm khắc cho chúng, khiến chúng nhận thức được lỗi lầm của mình và không bao giờ tái phạm.
Trẻ thường có thói quen nhảy từ trên cao xuống, và điều này rất dễ gây ra tai nạn. Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể lấy một chiếc chiếu để trẻ nhảy xuống, sau đó bắt trẻ dừng lại và để trẻ tự nhận ra lỗi của mình.
Đối với trẻ lớn hơn có thể bị phạt trực tiếp, thông qua các cơ chế trừng phạt thích hợp này, trẻ có thể hiểu rằng một số hành vi là không phù hợp.
Cha mẹ cần giáo dục con cái không được động vào một số đồ vật cấm, kịp thời sửa sai sau khi làm sai. Nhiều bậc cha mẹ luôn quen buộc tội con khi con mắc lỗi, thực tế họ có thể hướng dẫn con từ từ, giao tiếp nhiều hơn để con nhận thức được lỗi của mình.
Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển tính cách của trẻ sau này. Khi tự mình nhận ra lỗi lầm thì trẻ sẽ không mắc phải sai lầm tương tự và sẽ ngày càng phát triển toàn diện hơn.
Nguồn: Zhihu