Báo Nhật Bản "tố cáo" Squid Game, nói điều gì mà ngay lập tức netizen tranh cãi căng đét: Phốt này liệu đạo diễn có cãi được?

Hieuthuba, Theo Trí Thức Trẻ 17:00 30/10/2021
Chia sẻ

Squid Game lại tiếp tục dính lùm xùm, bị chính báo chí Nhật Bản "tố cáo".

Kể từ khi ra mắt, Squid Game (Trò Chơi Con Mực) đã trở thành một hiện tượng chưa từng có trên thế giới. Thậm chí vượt qua nhiều bom tấn Hollywood, bộ phim Hàn Quốc này đã trở thành series nhiều người xem nhất Netflix. Điểm thú vị của Squid Game có lẽ nằm ở những "trò chơi tử thần" khốc liệt, chết chóc được đạo diễn - biên kịch Hwang Dong Hyuk "biến tấu" từ những trò tuổi thơ của trẻ em Hàn. Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên tranh cãi về "nguồn gốc" của các trò chơi.

Báo Nhật Bản tố cáo Squid Game, nói điều gì mà ngay lập tức netizen tranh cãi căng đét: Phốt này liệu đạo diễn có cãi được? - Ảnh 1.

Nhiều khán giả đã nhận định từ lâu rằng các trò chơi trong Squid Game có thể đã được "đạo nhái" từ nhiều bộ phim trước đây của Nhật Bản. Điển hình trò "Đèn đỏ, đèn xanh" được thực hiện rất giống bộ phim sinh tồn Nhật As The Gods Will từ năm 2014. Mặc dù đạo diễn đã khẳng định ông nghĩ ra kịch bản cho Squid Game từ những năm 2008 nhưng giờ mới thực hiện, netizen vẫn rất hoài nghi.

Báo Nhật Bản tố cáo Squid Game, nói điều gì mà ngay lập tức netizen tranh cãi căng đét: Phốt này liệu đạo diễn có cãi được? - Ảnh 2.

Trò "Đèn đỏ, đèn xanh" của Squid Game yêu cầu người chơi không được cử động khi búp bê quay lại. Bất kì ai cử động sẽ bị súng bắn chết

Báo Nhật Bản tố cáo Squid Game, nói điều gì mà ngay lập tức netizen tranh cãi căng đét: Phốt này liệu đạo diễn có cãi được? - Ảnh 3.

Luật lệ này rất giống trò chơi đầu tiên trong phim sinh tồn As The Gods Will

Trò chơi "Đèn đỏ, đèn xanh" mới đây đã bị trang báo The Nikkei của Nhật Bản nhắc đến như bằng chứng rằng các trò ở Squid Game là sản phẩm đạo nhái. The Nikkei đưa ra lời khẳng định đanh thép rằng "phần lớn các trò chơi trong Squid Game đều là từ Nhật Bản". Đồng thời, trang báo lý giải việc nhiều người thích xem Squid Game là do "hoài niệm về tuổi thơ".

Không chỉ trò chơi "Đèn đỏ, đèn xanh" bị trang báo này tố đạo nhái từ Nhật, mà ngay cả những trò khác cũng được nhắc tới. Những trò như ddakji (đập giấy), bắn bi hay thậm chí "tách kẹo" dalgona cũng được khẳng định là lấy từ Nhật Bản. Trò cuối cùng trong series là trò "Con mực" cũng bị tố là đạo nhái một trò chơi Nhật mang tên "squid kaisen". Theo tác giả bài viết, "sự trùng hợp là quá lớn".

Báo Nhật Bản tố cáo Squid Game, nói điều gì mà ngay lập tức netizen tranh cãi căng đét: Phốt này liệu đạo diễn có cãi được? - Ảnh 4.

Bài báo này tiếp tục thổi bùng thêm những tranh cãi giữa người hâm mộ - người ghét Squid Game về tính "nguyên bản" của bộ phim. Nhiều netizen cho rằng Squid Game rõ ràng là sản phẩm "đạo nhái", trong khi phần đông khán giả cũng nhận định các trò trong phim đều khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới - ngay cả Việt Nam.

Bình luận của netizen Việt Nam về tranh cãi liên quan tới Squid Game:

- Đến người Nhật đã phải lên tiếng rồi thì liệu ông đạo diễn có xấu hổ không nhỉ. Trò chơi mà toàn đồ vay mượn vậy.

- Rốt cục vẫn là một bộ phim ăn may đạo ý tưởng. Nói vậy cho nhanh.

- Vừa lòng quá, kẻ ăn cắp cuối cùng cũng bị vạch mặt.

- Một số trò chơi dân gian giống nhau là do cùng ở trong khối đồng văn là đúng, nhưng đưa trò chơi dân gian vào game sinh tồn thì chắc kèo là Nhật chứ gì nữa.

- Mấy trò này nước nào mà chả có. Hồi bé chính tôi cũng chơi mấy trò trong Squid Game.

- Nói vậy buồn cười quá. Sự giao thoa, ảnh hưởng văn hoá qua lại giữa hai nước sau những lần đô hộ, xâm lăng hay chiến tranh hoàn toàn là dễ hiểu mà.

- Trò Đèn đỏ, đèn xanh về Việt Nam gọi là Em bé tập đi nè. Trò con mực chỗ tôi gọi là chơi keo nè. Còn trò kéo co chỗ nào chả có. Trùng hợp thôi mà!

- Nói đạo tình tiết phim, nội dung thì nghe còn hợp lý chứ đạo trò chơi thì vô lý quá. Ở đâu cũng chơi mấy trò này thôi.

Nguồn: Group Maybe You Never Watched This Movie

Nguồn ảnh: Netflix

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày