Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking hung bạo có tồn tại

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 12:12 11/09/2017

Viking - Một trong những bộ tộc hung hãn và bạo tàn nhất lịch sử loài người hóa ra cũng sử dụng các chiến binh nữ.

Cuối thế kỷ VIII - giữa thế kỷ XI, tộc Viking là một nỗi khiếp sợ tại các vùng ven biển thuộc Bắc Âu và Đông Âu. Lịch sử nhắc đến họ như những tên cướp biển, nhưng là những "chiến binh đi cướp". Thiện chiến, mạnh bạo, dã man, đội quân ấy tấn công các làng mạc ven biển, tu viện, và cướp đi rất nhiều vàng bạc châu báu lẫn phụ nữ trẻ đẹp.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking hung bạo có tồn tại - Ảnh 1.

Vì sợ hãi, đã có rất nhiều lời đồn thổi về đội quân này được lưu truyền trong dân gian, trong đó có cả việc người Viking sở hữu những nữ chiến binh cực kỳ ghê gớm, cùng với cánh đàn ông càn quét khắp các chiến trường. Tuy nhiên do không có bằng chứng, thông tin này bị nhiều người bác bỏ.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking hung bạo có tồn tại - Ảnh 2.

Khó có thể tin tộc Viking hung dữ, man rợ lại sử dụng các chiến binh nữ

Và phải đến tận bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, giới khoa học đã chính thức xác nhận về sự tồn tại của các nữ chiến binh tộc Viking, bằng các mẫu ADN trong một khu mộ từ thế kỷ thứ 10. Thậm chí, họ còn mang vóc dáng to lớn, và có thể giữ chức vị rất cao trong bộ tộc.

"Đây là bằng chứng di truyền đầu tiên xác nhận sự tồn tại của nữ chiến binh tộc Viking," - trích lời giáo sư Mattias Jakobsson từ ĐH Uppsala (Thụy Điển).

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking hung bạo có tồn tại - Ảnh 3.

Cụ thể, các mẫu xương này được khai quật từ những năm 1880. Khi phân tích các mẫu ADN, Jakobsson nhận thấy nhân vật được chôn bên trong chỉ có 2 NST X và không có NST Y. Và dù là nữ, người này được chôn cùng vũ khí - gồm kiếm và cung tên - cùng bộ 2 con ngựa. Điều này có nghĩa người này là một chiến binh, thậm chí có vai trò rất lớn trong bộ tộc.

Bằng chứng đầu tiên cho thấy nữ chiến binh của tộc Viking hung bạo có tồn tại - Ảnh 4.

"Những vật dụng chôn cùng cho thấy cô ấy có một chức vị rất cao trong bộ tộc - có thể đưa ra chiến lược, hoặc dẫn quân ra chiến trường," - Charlotte Hedenstierna-Jonson từ ĐH Stockholm cho biết.

"Cô ấy chết ở độ tuổi 30, và có vẻ rất cao lớn - ít nhất cũng được 1,7m," - cô chia sẻ thêm.

Theo Charlote, hiện nguyên nhân tử vong của nhân vật này chưa được làm rõ, vì không thấy có dấu hiệu thương tổn trong di hài. Tuy nhiên, điều quan trọng là nghiên cứu đã đặt dấu chấm hết cho câu hỏi làm đau đầu giới khoa học trong hàng thế kỷ: Có hay không có các nữ chiến binh tộc Viking?

Nguồn: Daily Mail