Vừa qua, các nhà
khảo cổ học đã phát hiện một vài miếng đồ trang sức chứa vàng của người Viking tại một trại nuôi ở Đan Mạch. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định, chúng có niên đại khoảng 1.300 năm trước.
Trong đống đồ khai quật được, nổi bật hơn cả là miếng đồ đeo trang sức dài khoảng 73mm, trên đó có khắc chiếc đầu động vật với đôi tai, mắt tròn. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy những mảnh đồ khác có hình động vật cùng sừng, tai...
Nhà khảo cổ học Ole Thirup Kastholm thuộc Bảo tàng Roskilde, Đan Mạch cho rằng: "Có vẻ như người Viking cổ xưa thích đưa động vật vào hình tượng nghệ thuật của mình. Người xưa có thể không đeo những món đồ trang sức này nhưng nó khá quan trọng với họ".
Một hiện vật độc đáo khác cũng được tìm thấy tại đây. Qua sơ bộ, các nhà khảo cổ phỏng đoán, nó dường như được mang tới từ châu Âu. Nó có hình tròn, có cấu tạo từ vàng cùng cây thánh giá làm bằng thủy tinh màu đỏ, đá quý. Hiện vật này được xác định có niên đại khoảng năm 500 - 700.
Chiếc trâm này có phần trên là hình bầu dục, dài khoảng 5cm. Phần dưới mạ vàng và được trang trí theo kiểu lỗ lưới. Nó có niên đại khoảng 850 - 950 năm.
Theo nhà nghiên cứu Ole Thirup Kastholm, những phát hiện này có yếu tố vô cùng quan trọng, bởi những đồ trang sức giàu có này tại sao lại được tìm thấy ở một khu định cư nông nghiệp khiêm tốn. Phải chăng, xưa kia có truyền thuyết gì về khu vực này? Hiện các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu để tìm ra lời giải cho những nghi vấn này.
(Nguồn tham khảo: Livescience)