Là điểm đến lý tưởng, tuy nhiên, những người già đã sống ở thành phố lâu năm chưa chắc đã thích hợp để về quê sinh sống. Trường hợp của ông Fang Mingjun (63 tuổi, Trung Quốc) là một ví dụ.
Sau khi thi đỗ đại học, ông lên thành phố học tập và làm việc luôn. Ổn định cuộc sống ở thành phố lớn, ông lập gia đình và có con tại đây. Khi còn trẻ, ông Fang luôn cảm thấy được sống ở thành phố là một niềm tự hào. Thực tế, nhờ sống ở thành thị, ông cũng dễ dàng tiếp cận với nhiều cơ hội và cập nhật những thứ mới.
Khi bố mẹ còn sống, một năm ông chỉ về quê vào những ngày lễ Tết. Đến khi bố mẹ qua đời, ông ít về quê hơn nếu không có việc gì quan trọng. Fang Mingjun cho biết trong 20 năm qua kể từ khi bố mẹ qua đời, ngoại trừ cháu của em ruột kết hôn, ông chưa bao giờ quay về nơi chôn nhau cắt rốn.
Ông từng nghĩ cuộc sống ở thành phố là màu hồng. Tuy nhiên càng thêm tuổi, ông càng nhớ cuộc sống yên bình ở vùng nông thôn. Đặc biệt sau khi con trai dọn ra ở riêng, vợ chồng ông cảm thấy cuộc sống ở thành phố thật nhàm chán. Để những ngày tháng tuổi già không buồn tẻ, ông nuôi giấc mơ cùng vợ trở về quê sống đời an nhàn.
Ảnh minh hoạ
Cách đây khoảng 8-9 năm, trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đường sá vào làng dễ đi hơn, đèn đường cũng được lắp đặt. Vợ chồng ông Fang trở về quê thường xuyên hơn vào những ngày cuối tuần. Ngôi nhà cũ của gia đình từng sinh sống nay không còn ở được. Mỗi lần về, vợ chồng ông thường ở nhờ nhà của người em trai. Dẫu vậy, căn nhà đó cũng không đủ rộng. Vì vậy, sau khi vợ chồng ông Fang về hưu, họ đã quyết định về quê dưỡng già.
Để bắt đầu cuộc sống ở quê, ông Fang lên kế hoạch sửa lại ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến của một số kiến trúc sư, ông Fang cần xây mới. Song số tiền để đầu tư không hề nhỏ. Khi con trai ông Fang biết chuyện anh cho rằng số tiền đó nên mua một căn nhà nhỏ, vừa có thể ở, vừa có thể đầu tư.
Bằng cách này và nhiều vấn đề ập đến, giấc mơ về quê của vợ chồng ông bị phá vỡ. Fang Mingjun và vợ lại tiếp tục sống những ngày tháng ở thành phố. Hàng ngày, hai ông bà chỉ quanh quẩn trong phòng, hoặc xuống công viên. Cuộc sống rảnh rỗi sinh ra ra bệnh tật. Về hưu được 4 năm thì đến năm thứ 3, vợ ông phát bệnh rồi qua đời.
Sự ra đi của người vợ khiến ông Fang ngày càng cô đơn khi sống một mình trong căn nhà cũ. Ông cố gắng sang nhà các con chơi nhiều hơn nhưng dường như vẫn không vơi đi nỗi buồn chán. Vì vậy sau khi vợ mất không lâu, ông Fang lại mong muốn về quê.
Ảnh minh hoạ
Có khoảng 200.000 NDT tiền tiết kiệm, ông dự định sẽ về quê sửa lại căn nhà cũ. Khi đề cập điều này với em trai, người này đã khuyên ông phá bỏ và xây mới. Ông Fang cũng nói mình không đủ tiền. Tuy nhiên, người này đề xuất hai anh em có thể góp tiền xây chung 1 căn nhà 3 tầng, ước tính khoảng 200.000 NDT/người.
Khi nghe em trai nói điều này, Fang Mingjun khá thích thú nên đồng ý ngay. Với khoản tiền này, ông nghĩ mình có thể xoay xở được. Ông dự tính sẽ xin con trai một khoản hoặc bán vàng tiết kiệm nhằm có đủ tiền.
Kế hoạch được tính toán cụ thể, ông Fang góp với người em trai 200.000 NDT trước để khởi công xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, chi phí nguyên vật liệu và giá nhân công tăng cao. "Lúc lên kế hoạch, em trai tôi tự tính để phá dỡ phần móng và nhà tiêu tốn khoảng 150.000 NDT/người, kết quả lại tốn đến 200.000 NDT. Tiền để mua gia dụng lên đến 300.000 NDT/người. Như vậy tôi buộc phải thêm 300.000 NDT nữa. Điều này khiến tôi rơi vào tình huống khó xử. Bởi tôi không biết lấy đâu ra số tiền lớn đến như vậy", ông nói.
Chia sẻ thêm ông Fang cho biết con trai ông cũng chẳng có số tiền lớn đến như vậy để cho bố. Chỉ sống dựa vào tiền lương hưu, ông cũng chẳng dám vay nợ. Không còn cách nào khác, ông quyết định bán luôn căn nhà ở thành phố.
Căn nhà có 2 phòng ngủ đã được xây dựng cách đây 30 năm. Theo lời của ông Fang, vị trí của căn nhà thuận tiện đi lại vì thế bán được mức giá 600.000 NDT (khoảng 2 tỷ đồng). Ông tính sẽ chi 300.000 NDT để góp tiền mua sắm cho căn nhà mới. Số còn lại công sẽ gửi tiết kiệm để lấy lãi hàng tháng.
Sau hơn 1 năm xây dựng, tháng 3 năm ngoái, ông chuyển vào nhà mới. Tầng 1 của căn nhà là không gian chung gồm phòng khách, bếp và một WC. Tầng 2 là 2 phòng ngủ của ông Fang và vợ chồng người em trai.
Lúc mới chuyển đến, ông Fang cảm thấy hơi ấm của gia đình. Bởi họ được cùng nhau nấu ăn và quầy quần bên mâm cơm.
"Buổi sáng, chúng tôi thường ra sân làm việc, xới đất trồng rau. Sau khi chợp mắt buổi trưa, tôi sẽ sang nhà hàng xóm chơi mạt chược. Hoặc chúng tôi sẽ sang nhà hàng xóm uống nước chè. Thỉnh thoảng cả nhà lên núi hái rau để thay đổi không khí. Nói tóm lại, mấy tháng đầu tiên sống ở quê khá vui, dễ chịu hơn cuộc sống ở thành phố", ông Fang nói.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên đến tháng thứ 4, họ xảy ra mâu thuẫn. Vì khẩu vị của Fang Mingjun và gia đình người em khác nhau nhau. Thói quen ăn uống cũng có sự đối lập. Thông thường ông chỉ nấu đủ ăn. Nếu ăn không hết ông sẽ bỏ đi chứ không để sang ngày hôm sau. Tuy nhiên em dâu lại có thói quen nấu nhiều và cất trong tủ lạnh để ăn thành nhiều bữa.
Điều này không tốt cho sức khoẻ nên ông đã nhiều lần góp ý. Tuy nhiên người em dâu khá khó tính và đã có lần lời qua tiếng lại khiến 2 người cãi nhau. Sau nhiều lần như vậy, gia đình người em từ chối ăn chung với ông Fang.
Khi 2 nhà ăn riêng, mâu thuẫn lại xảy ra xem ai là người nấu trước hay ai dùng bếp xong nhưng không lau dọn. Để tránh phiền phức, ông Fang đã biến nhà kho bên cạnh phòng khách thành bếp. Tuy nhiên gia đình người em không đồng ý. Cùng vì chuyện này, họ xảy xích mích và luôn cãi vã vì những chuyện vặt vãnh.
Gia đình ông Fang thường là nơi tụ họp của người dân trong làng. Nay khi biết anh em có xích mích, họ cũng ngại nên không thường xuyên lui tới. Cuộc sống của ông Fang rơi vào nhàm chán.
Mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình không tốt, cuộc sống lại thiếu tiện nghi khiến ông dần khó chịu. Sau khi trải qua một trận ốm và phải đi bệnh viện cách nhà đến 40km, ông dần nhận ra cuộc sống ở nông thôn không còn màu hồng.
Không lâu sau khi khỏi bệnh, ông quyết định trở lại thành phố và thuê một căn nhà để ở. Bây giờ nghĩ lại, ông Fang cảm thấy hối hận về quyết định về quyết định bỏ phố về quê. Bởi đến giờ, sau chưa đầy 2 năm về quê, ông chẳng còn nhà mà phải đi thuê. Tiền tiết kiệm cũng đã tiêu gần hết. Mối quan hệ gia đình cũng ngày càng xấu đi.