Phụ nữ thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về kinh nguyệt mà ít khi chú ý tới sức khỏe đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu hay đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng.
Có tới khoảng 50-60% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong cuộc đời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhân lên và gây viêm. Tình trạng này có thể gây viêm thận, viêm bàng quang, suy thận, sẹo thận...
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Đi tiểu thường xuyên và luôn có cảm giác buồn tiểu.
- Đau, khó chịu hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Đau hoặc cảm thấy bị áp lực ở vùng bàng quang (đường giữa, trên hoặc gần vùng xương mu).
- Nước tiểu đục, có mùi hôi bất thường.
- Sốt, có hoặc không có ớn lạnh.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau ở bên hông hoặc giữa vùng lưng trên.
- Đái dầm vào ban đêm.
Bác sĩ điều trị của Khoa Tiết niệu, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) là Dai Dingen đặc biệt khuyến cáo: Phụ nữ nên ăn các loại trái cây giàu anthocyanin để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả do chất này có tác dụng chống oxy hóa tốt.
Bác sĩ Dai Dingen.
8 loại quả được bác sĩ Dai Dingen khuyến khích bao gồm:
1. Nam việt quất
2. Việt quất
3. Dâu tây
4. Dâu tằm
5. Táo
6. Nho
7. Mận
8. Thanh long đỏ
Ngoài ra, cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, kỷ tử đen, đậu đen cũng rất giàu anthocyanin vì thế mọi người nên ăn nhiều.
1. Uống nhiều nước
Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi niệu đạo để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi nước không đủ sẽ hạn chế tần suất đi tiểu, điều đó biến niệu đạo trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, uống nhiều nước hơn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do đi tiểu.
2. Tăng cường bổ sung vitamin C
Tăng lượng vitamin C có thể làm cho độ pH của nước tiểu có tính axit hơn, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu và tiêu diệt vi khuẩn.
3. Phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo.
Phụ nữ nên tăng cường nhận thức về việc tự bảo vệ và phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo. Ngoài ra, nên rửa khu vực âm đạo mỗi ngày, sử dụng dung dịch phụ nữ dịu nhẹ, không có tính tẩy rửa cao.
4. Bổ sung men vi sinh
Probiotic có thể được tìm thấy thông qua thực phẩm như sữa chua, các món ăn lên men... chúng có thể thúc đẩy sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, men vi sinh cũng có thể giúp phục hồi sức khỏe của hệ vi khuẩn đường ruột sau khi cơ thể được điều trị bằng kháng sinh.
5. Kháng sinh tự nhiên - Tỏi
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi và chiết xuất tỏi có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
6. Uống nước trước và sau khi quan hệ
Uống một ly nước trước khi quan hệ và đi tiểu nhanh sau đó, chú ý vệ sinh sau khi quan hệ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nước sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là nước cam ép hoặc việt quất có thể ngăn cản khả năng vi khuẩn bám vào niệu đạo.
Đây là thời điểm phụ nữ dễ mắc bệnh về đường tiết niệu nhất
- Quan hệ tình dục quá nhiều và không chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Vào thời kỳ kinh nguyệt sức đề kháng của phụ nữ sẽ giảm. Nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, gây nhiễm trùng.
- Khi phụ nữ mang thai estrogen sẽ được tiết ra nhiều vào thời điểm này, tử cung mở rộng cũng chèn ép vào niệu quản và bàng quang, dẫn tới lưu lượng nước tiểu ít đi.
- Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh khả năng miễn dịch tại khu vực âm đạo cũng kém dần, khả năng kháng khuẩn thấp, khiến cho thời kỳ này có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nhất.