Bác sĩ Nhật tài trợ tiền xăm mình cho người nghèo rồi làm một việc "kinh dị" sau khi họ chết để tạo nên bộ sưu tập độc nhất vô nhị

Louis, Theo Pháp luật và bạn đọc 02:19 24/02/2021
Chia sẻ

Ở thời điểm hiện tại, Đại học Tokyo vẫn đang lưu giữ 105 trong tổng số 3.000 tấm da được bác sĩ Masaichi Fukushi sưu tập trong suốt sự nghiệp của bản thân.

Không những là ngôi trường có lịch sử lâu đời hàng đầu Nhật Bản, Đại học Tokyo còn chứa đựng vô vàn điều đặc biệt khác; một trong số đó có thể kể đến như 105 tấm da có những hình xăm đặc sắc từ da người chết, được coi là tài liệu cho nghiên cứu, tài liệu học tập hoặc cũng có thể được gọi là "bảo tàng" lưu trữ giá trị nghệ thuật.

Người có công đầu trong việc xây dựng nên bộ sưu tập da đặc sắc này không ai khác chính là Masaichi Fukushi, một bác sĩ y khoa sinh năm 1878.

Bác sĩ Nhật tài trợ tiền xăm mình cho người nghèo rồi làm một việc kinh dị sau khi họ chết để tạo nên bộ sưu tập độc nhất vô nhị - Ảnh 1.

Nguồn cảm hứng để Fukushi thực hiện bộ sưu tập này đến trong lúc ông thực hiện nghiên cứu về các nốt ruồi trên da vào năm 1907. Ông phát hiện mình thấy được sự di chuyển của các sắc tố của nốt ruồi dễ dàng hơn trên lớp da xăm trổ. Sau đó, ông khám phá ra rằng việc xăm bằng kim có thể ngăn bệnh giang mai tái phát. Từ những phát hiện liên tục này, ông đã bắt đầu nảy sinh hứng thú với nghệ thuật xăm mình.

Đến năm 1920, khi bác sĩ Fukushi làm việc tại “Bệnh viện tưởng niệm Mitsui” tại thị trấn Tokyo, nơi dành cho những người có tầng lớp nghèo trong xã hội Nhật Bản đến khám bệnh, ông đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người xăm mình, những người giúp đỡ ông trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Bác sĩ Nhật tài trợ tiền xăm mình cho người nghèo rồi làm một việc kinh dị sau khi họ chết để tạo nên bộ sưu tập độc nhất vô nhị - Ảnh 2.

Bác sĩ Masaichi Fukushi

Sau đó, ông sang Đức một thời gian ngắn và trở lại Nhật Bản làm việc tại Đại học y dược Nippon. Ông tiếp tục nghiên cứu sắc tố da cũng như sự phát triển bẩm sinh của các nốt ruồi, đồng thời nghiên cứu làn da xăm trổ của người chết lẫn người sống.

Không những thế ông còn tìm cách xử lý và bảo quản những tấm da đã được xăm, cách căng da người chết và dán chúng lên những tấm kính, tất cả những điều này đều được thực hiện để phục vụ cho việc nghiên cứu y học.

Ngoài việc nghiên cứu, bác sĩ Fukushi còn quan tâm đến những người xăm mình, đến mức ông còn tài trợ cho những người đang xăm dang dở mà hết kinh phí. Tuy nhiên, đổi lại, sau khi chết lớp da có hình xăm của họ phải thuộc về ông. Nhiều người chấp nhận lời đề nghị này của Fukushi còn hơn là sống trong nhục nhã vì trên cơ thể có hình xăm chưa hoàn thiện.

Chính nhờ công trình nghiên cứu của ông cũng như cách làm việc với những người xăm mình mà Fukushi trở nên nổi tiếng và được sự ngưỡng mộ của nhiều nghệ sĩ xăm mình nổi tiếng tại Tokyo.

Từ năm 1927-1928, ông đã bắt đầu làm việc với các nước phương Tây và cung cấp các bài giảng về sắc tố mà ông tự nghiên cứu cũng như truyền bá hình xăm Nhật Bản đến nước ngoài. Không may thay, trong một lần đến Mỹ, chiếc xe tải chở những tấm da xăm của ông đã bị mất cắp không bao giờ tìm lại được mặc dù ông đã treo phần thưởng cho ai tìm thấy được và trao trả lại.

Bác sĩ Nhật tài trợ tiền xăm mình cho người nghèo rồi làm một việc kinh dị sau khi họ chết để tạo nên bộ sưu tập độc nhất vô nhị - Ảnh 4.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã lưu trữ 3.000 tấm ảnh cùng bảng liệt kê nhân thân của chủ nhân những bộ da, nhưng tất cả đã thất lạc trong vụ đánh bom 1945 - Chiến tranh thế giới II. Trong cái rủi có cái may, bộ sưu tập da đã được lưu trữ ở các địa điểm khác nhau nên vẫn còn cho đến ngày nay.

Sau này bộ sưu tập da có hình xăm được truyền lại cho con trai của Fukushi. Người này cũng là một nhà nghiên cứu về bệnh lý đặc biệt là ung thư và cũng có niềm yêu thích hình xăm như cha. Nguyên nhân là do từ nhỏ anh được cha dẫn đi tham quan rất nhiều tiệm xăm mình trên khắp Nhật Bản.

Bác sĩ Nhật tài trợ tiền xăm mình cho người nghèo rồi làm một việc kinh dị sau khi họ chết để tạo nên bộ sưu tập độc nhất vô nhị - Ảnh 5.

Anh cũng công bố nhiều bài nghiên cứu và bài viết về đề tài xăm mình trong suốt những năm qua, các bài viết đã mô tả công việc và niềm đam mê của cha. Bản thân anh cũng tự sưu tập được 20 bộ da xăm trổ. Hiện nay, tại Đại học Tokyo đang lưu trữ 105 bộ da như vậy, trong đó có những bộ da được xăm kín toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, khoa y dược Đại học Tokyo không mở cửa cho công chúng tham quan mà chỉ dành cho những y bác sĩ đặt lịch hẹn đến để nghiên cứu lớp da xăm.

Nguồn: Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày