Đau tim có thể nằm ở bên trái ngực nhưng bạn cũng có thể cảm thấy đau ở bên trong của bàn tay trái hoặc ở phần giữa trên của lưng.
Phổi và cơ hoành: Nếu bạn có đau đớn liên tục ở cổ và vai, đã đến lúc đi khám bác sĩ để kiểm tra phổi và cơ hoành của bạn. Cơn đau này có thể là kết quả của các vấn đề về hô hấp hoặc dây thần kinh đi từ cột sống đến cơ hoành, qua phổi.
Gan và túi mật: Các cơn đau này không dễ xác định vì các vấn đề với gan hoặc túi mật có thể gây đau ở vai hoặc cổ. Và người bệnh thường đổ lỗi cho việc thiếu tập thể dục hoặc tiêu tốn quá nhiều thời gian trên máy tính. Lắng nghe cơ thể của bạn và nếu cơn đau không biến mất, hãy kiểm tra xem nó ra sao.
Dạ dày và tá tràng: Thông thường, cơn đau này tương đối dễ xác định, nhưng khoảng 50% số người bị viêm tụy cấp cũng có biểu hiện đau lưng. Nếu cơn đau dai dẳng bạn nên đi khám bác sĩ.
Ruột non: Các cơn đau ở vùng bụng gần rốn có thể được gây ra bởi các vấn đề với ruột non.
Viêm ruột thừa và các rắc rối với ruột già thường dễ dàng xác định được vì cơn đau nằm ở phía bên phải của bụng trung và dưới. Viêm ruột thừa là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng và nếu bạn đau ở đó, hãy đi khám sức khoẻ càng sớm càng tốt.
Thận: Có thể có một chút khó khăn để xác định vì sự đau đớn sẽ ở toàn bộ phần lưng dưới, bụng, hông, và xương chậu. Nếu cơn đau không biến mất, tốt nhất là đi khám bác sĩ để kiểm tra xem bạn bị làm sao.
Bàng quang: Các cơn đau do nhiễm trùng ở bàng quang thường nằm ở dưới xương chậu ở phía trước hoặc phía sau.
Bụng dưới: Đây là một cơn đau thường xảy ra ở phụ nữ. Đau nhói ở hai bên bụng dưới có thể là một dấu hiệu của một vấn đề phụ khoa và bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
Theo Brightside