Với sự phát triển của internet và xu hướng hòa nhập của thế giới, những xu hướng làm đẹp hay thời trang đều rất nhanh chóng được cập nhật. Tuy nhiên, không phải thời hiện đại các xu hướng làm đẹp mới phổ biến. Ngay ở vài thế kỷ trước, vẫn có xu hướng được mọi người đua nhau học theo vào thời điểm đó.
Đáng chú ý, những xu hướng này thậm chí còn có phần không tưởng khiến cho những người ở thế giới hiện đại cũng phải ngạc nhiên.
Là một trong những giai đoạn thường xuyên được tái hiện trong các bộ phim Hollywood, thời kỳ Victoria luôn gây ấn tượng bởi những trang phục tuyệt đẹp. Theo lịch sử, vào thế kỷ 19, Nữ hoàng Alexandra của Đan Mạch, tức vợ của Hoàng tử xứ Wales, là một biểu tượng thời trang. Trang phục của bà được vô số phụ nữ học theo.
Tuy nhiên, vị vương phi này lại không may bị bệnh thấp khớp vào năm 1867 khiến bà đi lại khập khiễng và phải dùng gậy để di chuyển. Việc này khiến tất cả những phụ nữ sành điệu khác bắt đầu chống gậy đi dạo quanh London mà không có lý do khách quan nào. Từ đó, việc chống gậy và đi khập khiễng trở nên phổ biến đến mức một số nhà sản xuất thậm chí còn bắt đầu bán giày có gót không đều nhau để giúp các quý bà đi khập khiễng dễ dàng hơn.
Phong cách của Nữ hoàng Đan Mạch được nhiều người bắt chước
Từ năm 1908 đến năm 1914, những người phụ nữ sành điệu bắt đầu mặc những chiếc váy bó sát phần chân. Theo đó, người ta tin rằng Edith Ogilby Berg đã truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo ra chiếc váy này. Được biết, Berg là phụ nữ người Mỹ đầu tiên được trải nghiệm dịch vụ hàng không. Để giữ cho chiếc váy của mình không bị bay, cô ấy đã buộc nó quanh mắt cá chân bằng một sợi dây và bất ngờ lại được mọi người học theo.
Tuy nhiên đây được coi là một xu hướng khá bất tiện khi nó khiến những người mặc váy kiểu này rất khó để đi lại hay thậm chí là ngồi.
Ngày nay giấy ăn là thứ xuất hiện ở mọi nơi như một đồ vật giúp ra làm sạch. Tuy nhiên vào thế kỷ 20, giấy lại là nguyên liệu để tạo thành những bộ cánh để bán cho những quý cô. Theo đó, xu hướng thời trang với quần áo giấy bắt nguồn từ Công ty Giấy Scott vào năm 1966 khi họ bắt đầu sản xuất những chiếc váy giấy có giá 1,25 đô la.
Các nhà sản xuất khác đã làm theo họ và bắt đầu sản xuất quần áo giấy cho cả trẻ em, váy cưới, thậm chí cả áo mưa và bikini bằng giấy chỉ có thể sử dụng hai đến ba lần. Mặc dù không bền nhưng nó vẫn là một loại quần áo được nhiều người ưa chuộng vào thời điểm đó với giá thành rẻ.
Vào giữa thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã phát minh ra cột thu lôi. Đến cuối thế kỷ này, các quý bà và quý ông bắt đầu đội mũ và che ô có gắn những cột thu lôi di động. Theo đó, mũ của những quý bà thời đó sẽ gắn một dải ruy băng kim loại kéo dài ra phía sau lưng và chạm xuống đất để bảo vệ chủ nhân chiếc mũ mỗi lần cột thu lôi mini này thu những tia sét.
Những quý ông cũng không đứng ngoài xu hướng này khi sở hữu món phụ kiện là những chiếc ô với cây gậy dài có gắn sợi dây kim loại chạm xuống mặt đất.
Không chỉ phụ nữ phải khổ sở vì thời trang, vào thế kỷ 18 và 19, một số quý ông cũng bị ám ảnh bởi vẻ ngoài của mình đến mức chi rất nhiều tiền cho quần áo. Những người đàn ông này thường là mặc những chiếc cổ áo bành làm bằng nhựa cứng và thậm chí là cả áo nịt ngực và quần bó sát để trông mảnh mai hơn.
Một trong những công tử nổi tiếng nhất vào thời điểm này là George Brummell, đã dành tới 10 giờ chỉ để mặc quần áo và có đến ba người thợ cắt tóc: một người cắt thái dương, một người khác cắt phần sau đầu và người thứ ba cắt những lọn tóc trên trán.
Từ những năm 1930 đến những năm 1950, tại Đức và Hà Lan, việc có vết sẹo sau những cuộc đấu tay đôi được coi là mốt. Những vết sẹo này có nghĩa là người đàn ông này là ứng cử viên sáng giá để cùng lập gia đình.
Mặc dù những vết sẹo này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chúng là dấu hiệu cho thấy sự dũng cảm của chủ nhân. Một số người đàn ông thậm chí còn cố gắng tạo ra những vết sẹo giả để trông ấn tượng và thu hút hơn với phái nữ.
Vào thế kỷ 18, nhiều người đàn ông đội tóc giả làm từ tóc người, lông ngựa và lông cừu, mặc sa tanh, lụa và trang điểm đậm không kém phụ nữ. Họ làm trắng da, đánh phấn hồng trên má và môi, đồng thời tô đậm lông mày để các đường nét đậm hơn. Họ cũng sử dụng mặt nạ và kem trị tàn nhang, họ có nước hoa và sử dụng các sản phẩm làm đẹp khác.
Vào những năm 1920, có rất nhiều phụ nữ ở phương Tây đi ngược lại với chuẩn mực xã hội thông thường. Được biết, những người phụ nữ này đủ dũng cảm để chủ động mời đàn ông đi chơi, mặc quần áo xộc xệch, không cài cúc áo khoác và để tóc ngắn. Hơn hết, thay vì mặc áo nịt ngực giúp vòng 1 của họ lớn hơn, eo nhỏ hơn họ lại ưa chuộng những chiếc áo khiến ngực trông phẳng hơn.Vì vậy, bộ ngực phẳng lại trở thành xu hướng trong một thời gian.
Nguồn: Bright Side