Văn hào người Mỹ Mark Twain từng nói: "Đừng bao giờ để trường lớp làm giới hạn khả năng học tập của bạn." Câu nói này không phải để hạ thấp vai trò của trường học, mà ám chỉ rằng kiến thức là vô biên, những gì bạn học được trên lớp chưa chắc đã đủ. Cộng thêm việc khoa học qua thời gian lại có thêm những phát hiện mới, thậm chí có thể thay đổi cả những quan niệm lâu đời, nên đòi hỏi chúng ta phải cố gắng trau dồi liên tục.
Trên thực tế, đúng là có rất nhiều kiến thức từng một thời được hiểu sai bởi đại đa số chúng ta, đã được khoa học chứng minh mà có thể bạn chưa nắm được.
Rất nhiều người vẫn đang tin rằng con người tiến hóa từ tinh tinh, hoặc các loài vượn tương tự. Nhưng thực ra, bản thân cha đẻ của thuyết tiến hóa Charles Darwin thì chưa bao giờ nói vậy. Ông chỉ nêu rằng con người có rất nhiều điểm chung với khỉ và vượn, nên dường như cả 2 loài sẽ có một tổ tiên chung nào đó cách đây hàng triệu năm.
Con người nhờ vào trí thông minh, khả năng sáng tạo và sự phối hợp giữa các cá thể mà trở thành kẻ thống trị Trái đất. Tuy nhiên xét trên góc độ sinh học, nói loài người đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn là không đúng.
Dựa trên thói quen ăn uống của người và động vật, một nghiên cứu trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ) chỉ ra rằng con người không đứng cao hơn các loài ăn thịt, thậm chí chỉ ngang hàng với... lợn hoặc cá thôi.
Nguyên nhân là vì để một sinh vật đứng ở trên đỉnh, nó sẽ chỉ được ăn thịt của các loài săn mồi đứng dưới nó. Con người thì rõ ràng không phải như vậy, vì chúng ta ăn hỗn hợp cả rau lẫn thịt. Hơn nữa, chúng ta cũng dễ dàng trở thành con mồi cho các loài vật hoang dã.
Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ một thí nghiệm vào năm 1915, cho thấy mèo không thể phân biệt được một tờ giấy có màu với giấy đen trắng. Nhưng trong một nghiên cứu sau này, các nhà khoa học xác định mèo hoàn toàn có thể nhìn được màu, chỉ trừ màu đỏ, hay đúng hơn là không thể cảm nhận màu đỏ tốt như con mắt người.
Chó cũng vậy - ai cũng tưởng rằng chúng bị mù màu, nhưng thực ra chỉ là chúng không phân biệt được màu đỏ và cam thôi, còn các màu sắc khác thì không gặp vấn đề gì.
Thời Hy Lạp cổ đại, Aristotle đã thiết lập nền móng về quan niệm con người chỉ có 5 giác quan cơ bản: gồm thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác.
Nhưng sau này khi con người hiểu hơn về não bộ, chúng ta quả thực có nhiều giác quan hơn. Chẳng hạn như đói, khát, đau đớn... đều là giác quan. Khả năng cảm nhận nhiệt độ cũng vậy. Nhìn chung, số giác quan của loài người là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào... định nghĩa của khoa học nữa kìa.
Đã từng có thời điểm, bức ảnh tấm bản đồ vị giác trên lưỡi trở nên cực kỳ phổ biến. Theo đó, lưỡi có 4 phần đảm nhận các hương vị khác nhau: ngọt, chua, mặn, đắng...
Tuy nhiên đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Thực ra, các nụ vị giác được phân bổ trên toàn bộ bề mặt lưỡi. Nghĩa là, dù là vị gì thì mọi bộ phận trên lưỡi cũng sẽ cảm nhận được.
Đà điểu rúc đầu xuống cát khi sợ hãi đã tồn tại từ rất lâu, thậm chí còn được đưa vào nhiều bộ phim của Hollywood. Nhưng thực tế, mọi chuyện không giống như vậy.
Khi sợ hãi, đà điểu sẽ làm giống như bất kỳ sinh vật nào khác trên đời, đó là bỏ chạy. Nếu không kịp chạy, chúng sẽ nằm im, sát rạt xuống đất.
Hành vi rúc đầu xuống cát có tồn tại, nhưng không phải vì sợ. Chúng làm vậy khi cần nuốt đá cuội và cát - những thứ có thể giúp hệ tiêu hóa của đà điểu hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra thì khi cần đào hố làm tổ ấp trứng, chúng cũng sẽ làm thế.
Câu nói "não cá vàng" là để chỉ những người hay quên, bắt nguồn từ quan niệm cá vàng không thể nhớ bất kỳ thứ gì quá 3s.
Nhưng qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cá vàng không dễ quên như ta tưởng tượng. Chúng có thể nhớ được một thứ trong suốt 3 tháng kế tiếp.
Đúng là lạc đà có thể sống vài ngày mà chẳng cần đến nước, nhưng không phải vì chúng đã trữ nước sẵn trong bướu đâu.
Bướu của lạc đà chỉ có chứa mỡ - là nguồn mỡ dự trữ, đủ cung cấp năng lượng trong vài ngày nhằm sinh tồn tốt hơn trong môi trường sa mạc thiếu thốn. Còn nơi thực sự giúp chúng trữ nước là thận và ruột cơ.