7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng

hong tran, Theo phụ nữ việt nam 16:00 20/12/2020
Chia sẻ

Làm cách nào để bỏ thói quen mua sắm bừa phứa mỗi khi buồn?

"Nếu bạn không lập kế hoạch, bạn đang lập kế hoạch thất bại." Bạn đã từng nghe câu nói này chưa? Bạn cần có một kế hoạch để giữ cho những cảm xúc không khiến mình mua những món đồ mà có thể bạn sẽ chẳng bao giờ dùng tới. Vậy làm cách nào để bạn không còn tiêu tiền đến cạn kiệt mỗi lần bạn buồn chán? Dưới đây là một số bước đơn giản để giúp bạn mua sắm có trách nhiệm và không hối hận sau khi mua:

1. Lập ngân sách và bám sát nó

Hãy tưởng tượng bạn thức dậy vào buổi sáng sau một cuộc mua sắm lớn và thở phào nhẹ nhõm vì tất cả đều nằm trong mức ngân sách bạn cho phép. Đó sẽ là một cách tốt để bắt đầu một ngày mới!

7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng - Ảnh 1.

Hãy luôn lập ngân sách từ đầu tháng và bám sát nó để đảm bảo bạn không thấu chi

Ngân sách của bạn là con đường giúp bạn tự do và vui vẻ. Khi bạn lập kế hoạch ngân sách cho tháng sắp tới, hãy quyết định bao nhiêu thu nhập của bạn sẽ dành cho những thứ cần thiết (như tiền thuê nhà và tiện ích), bao nhiêu sẽ dành cho việc từ thiện và bao nhiêu sẽ dành cho mục tiêu tiền bạc của bạn (như trả hết nợ hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn).

Nếu bạn sắp hết nợ và có quỹ khẩn cấp, hãy thêm một số thứ bạn thích vào ngân sách, chẳng hạn như một bộ quần áo mới mỗi tháng, một buổi hẹn hò bên ngoài với người yêu hay bạn đời. Nhưng nếu bạn muốn mua hàng và không còn chỗ trong ngân sách - hãy tuyệt đối nói không.

2. Window shopping

Window shopping là hình thức bạn lướt xem các món đồ, nhưng không mua chúng.

Có thể bạn vẫn cho chúng vào giỏ hàng, nhưng đến bước thanh toán bạn sẽ dừng lại. Cách này cũng vẫn có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc - nhưng lại không tiêu tốn tiền của bạn.

7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng - Ảnh 2.

Bạn có thể cứ giữ chúng trong giỏ, và quay lại mua khi chúng có đợt khuyến mại hoặc khi bạn có ngân sách cho chúng trong thời gian tới. Như vậy, bạn đã có thời gian cân nhắc kỹ càng hơn thay vì việc mua sắm bốc đồng khi cảm xúc đang đi tàu lượn siêu tốc.

3. Thu hẹp mua sắm của bạn xuống những nhu cầu cần thiết

Thay vì mua đôi giày chạy bộ thứ n vì hãng mới tung ra gam màu bạn thích, hãy dùng số tiền đó vào việc mua các nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ vệ sinh cá nhân hoặc chất tẩy rửa gia dụng.

7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng - Ảnh 3.

4. Mua sắm thông minh

Mua sắm thông minh không chỉ đơn giản là việc lựa chọn những ưu tiên trước, mà còn nằm ở việc lựa chọn khung giờ mua sắm, phiếu giảm giá... Ví dụ, siêu thị thường sẽ giảm giá thực phẩm sau khoảng 7h30 tối, một số loại thực phẩm sẽ được giảm giá trong khi hạn sử dụng thì vẫn còn dài miên man, mua 2 được 3... Với một chút kiên nhẫn, nghiên cứu và lập kế hoạch, bạn có thể nhận được sản phẩm có giá trị gấp đôi số tiền mà mình phải bỏ ra!

5. Đặt ranh giới với các mạng xã hội

Hãy theo dõi những người truyền cảm hứng để bạn trở thành một con người tốt hơn - không phải những người khiến bạn cảm thấy cần nhiều hơn nữa để khiến bạn hạnh phúc. Bạn sẽ hầu như không thể hài lòng với cuộc sống của chính mình nếu bạn liên tục nhìn vào những gì người khác có. Vì vậy, hãy tắt hoàn toàn các mạng xã hội của bạn.

7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng - Ảnh 4.

Nếu như bạn không thể ngừng so sánh hay cuốn theo lối sống của người khác, vậy thì hãy xóa các ứng dụng mạng xã hội

6. Tránh xa các yếu tố dễ kích thích bạn

Bạn biết khi bản thân có tâm trạng không tốt, bạn sẽ thường đến mua sắm tại một số cửa hàng. Vậy thì lần tới, bạn hãy tránh xa những cửa hàng đó ra. Hãy ném điện thoại ra xa để bạn không tìm đến mua sắm trực tuyến, thay vào đó hãy đi dạo hóng gió, gọi điện cho bạn bè hoặc người thân... Cách này vừa giúp bạn duy trì những mối quan hệ gần gũi, vừa giảm được việc mua sắm vô bổ.

7. Biết đứng lên sau sai lầm

Tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Đó là một phần của con người! Nhưng khi bạn coi những sai lầm đó như là bản sắc của mình, bạn sẽ không bao giờ có thể tạo ra một cuộc sống mà bạn muốn.

7 cách giúp bạn thoát khỏi cám dỗ của việc mua sắm theo tâm trạng - Ảnh 5.

Bạn thấy hối hận sau khi mua sắm để giảm cảm giác buồn bã của bản thân là chuyện bình thường. Và cảm giác tội lỗi có thể hữu ích - nó có thể thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn vào lần sau.

Nếu bạn cho rằng những sai lầm trong quá khứ của mình về tiền bạc - như mua sắm quá tay hoặc bất kỳ quyết định tài chính nào khác mà bạn không tự hào - là quá lớn để vượt qua, hãy nhớ rằng có rất nhiều người giống như bạn và họ đã vượt qua, vậy tại sao bạn không thể?

Theo: Daveramsey

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày