Bài viết là lời chia sẻ của cụ bà 68 tuổi, sinh sống ở Vũ Hán (Trung Quốc).
***
Tôi là Lâm Anh, 68 tuổi, có 2 con trai, các con tôi đều đã lập gia đình và hiện không sống cùng vợ chồng già chúng tôi. Khi 2 con mới lấy vợ, chúng tôi từng chung nhà. Nhưng về sau, do xung đột với 2 con dâu nên chúng tôi đi đến thống nhất để các con, các cháu ra ở riêng.
Nhìn lại những chuyện đã qua, đây là những điều mà tôi muốn nhắn nhủ đến mọi người trong mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu.
Nhiều người lớn tuổi luôn muốn hòa thuận với con dâu, nhưng thực tế họ lại coi mình là người lớn tuổi và chỉ trích những mong muốn của con dâu. Một trong những chủ đề phổ biến nhất là thúc giục con dâu sinh con.
Nhà nhân chủng học người Mỹ Mead đã từng đặt ra thuật ngữ "khoảng cách thế hệ" dùng để chỉ sự khác biệt trong suy nghĩ, khái niệm và thái độ sống giữa thế hệ trẻ và thế hệ lớn tuổi do môi trường phát triển khác nhau của họ.
Vào thời điểm này, những người lớn tuổi trong gia đình nên hết lòng tôn trọng gia đình nhỏ của con trai và con dâu để giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình.
Một vấn đề phổ biến khác là sự bất đồng quan điểm về cách giáo dục trẻ em. Người già có xu hướng chiều chuộng cháu vô điều kiện. Nhưng cách giáo dục này lại trái ngược với cách giáo dục của cha mẹ trẻ.
Tôi nhận ra, mọi bà mẹ đều quan tâm đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe thể chất của con mình nên thường đặt ra nhiều quy tắc cho con. Ngược lại sự nuông chiều của ông bà đã phá vỡ mọi quy tắc nuôi dạy trẻ của con dâu.
Tôi và con dâu cũng từng có bất đồng vì chuyện này. Chẳng hạn tôi thường cho cháu ăn vặt, bánh kẹo nhiều đường, trong khi con dâu tôi không muốn. Con dâu luôn chia sẻ, đồ ngọt không tốt cho sức khoẻ. Chính vì điều này khiến con dâu rất khó chịu với tôi.
Sau này tôi nhận ra, người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy một đứa trẻ luôn là người mẹ. Nếu người già cứ can thiệp vào việc nuôi dạy trẻ sẽ vượt quá thẩm quyền, khiến không khí gia đình căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đứa trẻ.
Khi người lớn tuổi và con dâu sống chung dưới một mái nhà, nguyên nhân gây ra xung đột có thể là do thói quen sinh hoạt khác nhau của họ.
Những gì có vẻ bình thường với người trẻ có thể lại là vấn đề với người già. Chẳng hạn khi con cái đi ăn ngoài, trước đây tôi không thích ra mặt vì cho rằng điều này lãng phí, hơn nữa đồ ăn bên ngoài không đảm bảo vệ sinh. Hay khi con dâu đi làm về muộn, tôi cho rằng con kiếm cớ để trốn nấu cơm. Hay khi con dâu muốn ngủ thêm cuối tuần, tôi từng thấy con rất lười biếng.
Sau một thời gian, xung đột bùng nổ. Từ những điều đã trải qua, tôi thấy rằng, khi gặp phải những thói quen sinh hoạt không phù hợp với con dâu, bạn đừng vội phán xét quá nhiều.
Sự khoan dung lẫn nhau, thay vì đổ lỗi cho nhau, chính là chìa khóa cho sự hòa thuận trong gia đình.
Trong một gia đình nhỏ, đôi khi con trai và con dâu sẽ cãi vã là chuyện bình thường. Lúc này, bạn để các con tự xử lý.
Nếu người lớn tuổi can thiệp thì sẽ không có lợi cho việc giải quyết xung đột và thậm chí có thể làm xung đột leo thang.
Đặc biệt là một số người lớn tuổi, khi vợ chồng cãi nhau, họ luôn đứng về phía con trai mà không biết đúng sai.
Nhiều người lớn tuổi không nhận ra rằng khi con trai họ lập gia đình, họ sẽ trở thành "khách" của gia đình nhỏ này. Nếu bạn tiếp tục ra lệnh cho con dâu hoặc mong đợi con trai luôn ở bên mình, bạn đang phá vỡ sự hòa thuận của gia đình nhỏ này.
Tóm lại, con dâu là phong thủy trong gia đình. Để duy trì phong thủy tốt cho gia đình, người lớn tuổi không nên can thiệp quá nhiều vào chuyện gia đình của con trai mà phải cố gắng tôn trọng lẫn nhau.