Bệnh tim rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với cả nam và nữ trên toàn thế giới. Hiện nay, một số người trẻ thường dễ mắc các bệnh về tim mạch do ngồi nhiều, béo phì, lười vận động, căng thẳng, nghiện bia rượu, hút thuốc lá… Tuy nhiên, đây không phải là những nguyên nhân duy nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Dưới đây là một số yếu tố đáng ngạc nhiên khác gây ra các bệnh về tim mạch mà nữ giới đều cần phải biết.
Theo Adam Splaver, bác sĩ tim mạch của Hiệp hội Nanohealth ở Hollywood, Florida, bạn dậy thì càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao. Thực tế, một nghiên cứu gần đây của tổ chức Heart cho thấy các bạn nữ bắt đầu dậy thì từ trước 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khoảng 10% so với các bạn nữ dậy thì ở độ tuổi thông thường như 13 tuổi trở lên.
Tuy không đưa ra những bằng chứng thuyết phục về lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng một số nghiên cứu khác cho rằng việc nồng độ estrogen tăng lên (một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong tuổi dậy thì) có thể làm tăng nguy cơ huyết khối và gây ra đột quỵ trong suốt cuộc đời của bạn.
Bác sĩ Amber Khanna, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện UCHealth University of Colorado, nói: "Bất cứ viên thuốc nào có tác dụng kích thích, bao gồm hầu hết các loại thuốc trong chế độ ăn kiêng đều có thể làm tổn thương tới trái tim của bạn. Chúng làm tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến căng thẳng cho trái tim khỏe mạnh của bạn. Nếu sử dụng thuốc lâu dài, tim của bạn có thể phải chịu tổn thương vĩnh viễn". Ngoài ra, các phương pháp giảm cân lành mạnh đã được khoa học chứng minh như ăn uống điều độ hợp lý và tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cúm là tình trạng siêu vi mà người bệnh bị ảnh hưởng bởi một số triệu chứng như cảm lạnh, ho, đau họng, sốt, đau cơ thể… Theo một nghiên cứu mới công bố trên New England Journal of Medicine thì có rất nhiều loại cúm, trong đó có loại cúm làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 6 lần trong ít nhất một năm sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Nếu bạn cảm thấy khó thở và tức ngực sau khi cảm lạnh hoặc cúm, hãy lập tức đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Một số bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn có thể gây tác động vào tim, từ đó dẫn tới bệnh tim và thậm chí cả suy tim.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cảm thấy cô đơn và cô độc cũng có thể mắc bệnh trầm cảm, ảnh hưởng đến hóa chất não. Khi điều đó xảy ra, sự kết hợp của stress và trầm cảm sẽ làm tăng huyết áp của bạn, gây ra bệnh tim.
Thật may mắn, bởi yếu tố này có thể cải thiện khá dễ dàng, nếu bạn chịu mở lòng hơn. Hãy từ bỏ hàng giờ sống trên mạng xã hội, thay vào đó, gia nhập một câu lạc bộ hoặc hội nhóm mà bạn yêu thích, hay nuôi một vật cưng. Điều này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giảm bớt cô đơn. Hơn nữa, việc bạn nuôi thú cưng không chỉ làm giảm sự cô đơn mà còn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch một đáng kể.
Uống nhiều rượu, nhất là nghiện rượu, sẽ làm cho các tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, rượu cũng có thể gây ra bệnh cơ tim, làm cho cơ tim suy yếu, đồng thời làm loạn nhịp tim. Có rất nhiều thông tin mâu thuẫn về ảnh hưởng của rượu đối với bệnh tim. Tuy nhiên, bác sĩ Khanna cho biết uống rượu vừa phải – một ly mỗi ngày hoặc ít hơn – rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Lupus (ban đỏ hệ thống) và viêm khớp dạng thấp có cùng hai điểm đáng sợ: chúng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến nữ giới và cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khanna giải thích: "Viêm sẽ làm hỏng các mạch máu trong cơ thể, gây ra mảng bám trên mạch máu cản trở quá trình tuần hoàn".
Nguồn: Boldsky