Chính vì vậy bạn cần biết cách vệ sinh đúng cách các vật dụng thường dùng để hạn chế vi khuẩn lan rộng.
Dưới đây là một số thứ nếu không vệ sinh đúng cách sau mỗi lần sử dụng thì sẽ thành ổ để vi khuẩn sinh nở và lây lan:
Buổi sáng bạn chỉ có một vài phút để trang điểm trước khi vội vã ra khỏi cửa nên thường không để ý đến những thứ tích tụ bám lại trên chổi trang điểm.
Cynthia Bailey, một bác sĩ da liễu được chứng nhận bởi Hội đồng quản trị Da liễu Mỹ cho biết: "Chổi trang điểm có thể là nơi vi khuẩn bám trụ do da dầu, từ các tế bào chết... Và hậu quả là bạn sẽ thấy mặt nổi những nốt mụn, nốt sần sùi… sau khi dùng nhiều lần mà không vệ sinh chúng".
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Loyola Marymount ở California phát hiện ra rằng vi khuẩn tăng nhanh trong các bàn chải trang điểm. Số lượng vi khuẩn này tăng gấp đôi trong vòng hai tuần đầu tiên. Lượng vi khuẩn tăng khiến các lỗ chân lông bị tắc và xuất hiện mụn trứng cá.
Bailey nói: "Nhìn chung, chổi trang điểm nên được rửa sạch 2 đến 4 tuần/ lần. Cô khuyên nên đổ một cốc nước ở nhiệt độ phòng, nhỏ một ít dầu gội không có mùi thơm, sau đó rửa sạch trong nước xà phòng khoảng 30 giây rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó phơi khô qua đêm trên một chiếc khăn sạch".
Sau khi ra khỏi giường chắc hẳn bạn sẽ có nhiều việc phải nghĩ hơn là nghĩ xem có bao nhiêu vi khuẩn đang ẩn náu dưới tấm ga. Nhưng khi cho ga vào máy giặt, nhìn nước xả ra màu đen bạn sẽ thấy hoảng sợ.
Các nghiên cứu cho thấy con người sản xuất 26 gallon (tương đương khoảng 117 lít) mồ hôi trên giường mỗi năm và loại chất ẩm ấm này sẽ biến thành các vi khuẩn và nấm mốc. Không chỉ vậy, giường cũng là nơi có vô số vi khuẩn từ cơ thể, da dầu, bụi bặm, thậm chí cả các hạt thực phẩm (nếu bạn là người thích ăn vặt trên giường).
Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với bụi thì ga giường càng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Dena Nader, bác sĩ tại Trung tâm chăm sóc khẩn cấp MedExpress ở Washington (Mỹ) cho biết: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người chỉ giặt ga trải giường và gối 1 đến 2 lần/tháng. Tuy nhiên, thực tế, để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn thì nên giặt giũ ga trải giường ít nhất 1 lần/tuần".
Hầu hết mọi người luôn để điện thoại ở bên cạnh cả ngày lẫn đêm, kể cả lúc đi vệ sinh. Nhưng điều mà nhiều người vẫn quên là chạm tay vào điện thoại khi tay chưa được sạch sẽ lắm. Bailey nói: "Điện thoại là thứ có thể lây lan vi trùng nhanh nhất từ tay đến các bộ phận khác trên cơ thể".
Bailey khuyên mọi người nên vệ sinh màn hình và cả bàn phím điện thoại hàng ngày bằng một miếng vải sợi nhỏ hoặc khăn lau chùi điện thoại chuyên dụng.
Có một số người thay đồ lót hàng ngày nhưng một số người lại không. Nếu bạn rơi vào nhóm thứ hai, hãy xem lại thói quen của bạn. Bailey nói: "Đồ lót tích tụ mồ hôi, mầm bệnh và chất bài tiết. Chính vì vậy nên chúng cần được thay và vệ sinh hàng ngày".
Các chuyên gia đều khuyến cáo dùng nước nóng để giặt nhằm hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, khi giặt đồ lót, Bailey khuyên mọi người nên dùng xà phòng không gây dị ứng, không có mùi thơm để tránh phát ban dị ứng. Nếu chất tẩy rửa, nước hoa hoặc chất làm mềm vải còn vương lại trong đồ lót thì có thể chuyển sang da và khiến cơ thể khó chịu.
Miếng rửa bát là nơi chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm nhất. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2017 đã tìm thấy 362 loài vi khuẩn khác nhau sống trên miếng bọt biển nhà bếp, với mật độ 45 tỷ/centimet vuông. Mức độ vi khuẩn sinh sôi rất đáng lo ngại. Theo các nhà nghiên cứu, rất khó để tìm ra vi khuẩn sống mật độ dày đặc ở bất cứ đâu trên trái đất. Thật không may, ngay cả khi cho miếng bọt biển vào lò vi sóng vài tuần một lần thì cũng không hết được vi khuẩn.
Nhưng phần lớn các vi khuẩn thật sự nguy hiểm đều có thể bị giết chết bằng nhiệt. Bạn chỉ cần dung nước nóng và xà phòng để vệ sinh miếng bọt sẽ làm cho miếng bọt biển ít bị mầm bệnh hơn. Cứ 3 đến 5 ngày thì cho miếng bọt biển vào lò vi sóng để tiêu diệt dần vi khuẩn.
Khăn tắm thường dùng để lau khô người sau khi tắm và một trong những lý do chính khiến vi khuẩn thích ẩn náu ở khăn tắm là do khăn tắm thường ẩm vì độ ẩm thường xuyên của phòng tắm. Không có độ ẩm, vi khuẩn khó có thể phát triển và hình thành. Một nghiên cứu năm 2013 đã tìm thấy dấu vết của E. coli trên khoảng 25% khăn tắm. Và dùng khăn tắm chung thì càng có khả năng lây vi khuẩn có thể dẫn đến kích ứng da.
Khăn tắm là nơi vi khuẩn có thể ẩn náu và phát triển. Bạn không nhất thiết phải giặt khăn tắm sau mỗi lần sử dụng nhưng dùng 3 đến 4 lần thì nên giặt giũ khăn cho sạch sẽ. Bailey cho biết nên giặt khăn tắm ít nhất một tuần/ lần và phơi khô khăn sau mỗi lần dùng.