Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, mỗi chúng ta đã bắt đầu tìm những thức quà Tết thiết thực và đầy ý nghĩa dành tặng bố mẹ nội ngoại hai bên.
Đối với những người đã lập gia đình riêng thì Tết là dịp tri ân không thể bỏ qua. Bạn cũng nên chăm chút cho hai bên gia đình, để ý xem các vật dụng trong gia đình còn thiếu thứ gì không? Có cần sửa chữa hay thay thế thứ gì không? Nếu thu nhập của vợ chồng bạn tương đối ổn, bạn có thể mua tặng bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ lò vi sóng mới, tủ lạnh mới, bình nóng lạnh mới hoặc một chiếc tivi mới...
Những vật dụng này không những là món quà Tết thiết thực cho bố mẹ và nó còn là có giá trị tinh thần rất lớn. Nó vừa thể hiện lòng tri ân, vừa khẳng định trách nhiệm của bạn lại thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn dành cho gia đình.
Phong tục lì xì đầu năm là một nét văn hóa đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam. Sáng mùng 1, ba mẹ hoặc những người lớn trong gia đình sẽ trao cho mỗi đứa trẻ một phong bao lì xì màu đỏ với một ít "tiền may mắn" bên trong. Họ hy vọng rằng điều này có thể giúp những đứa bé học tập tốt hơn và mạnh khỏe hơn trong năm mới.
Thời điểm trước Tết 1 tháng các nhà sản xuất đã tung ra rất nhiều mẫu mới cho phong bao lì xì, bạn cũng nên mua luôn để tránh sát Tết sẽ hết mẫu.
Mỗi năm vào dịp Tết cổ truyền, bên cạnh việc nô nức sắm sửa đồ đạc, quần áo mới, thì không gia đình nào quên việc “thay áo mới” cho ngôi nhà của mình.
Có thể thấy ngôi nhà của chúng ta như được thay mới. Việc làm này vừa thể hiện được sự trân trọng những giá trị truyền thống, vừa cho thấy không khí Tết đang đến gần.
Những vật dụng vệ sinh nhà cửa như cây lau nhà, chổi, giẻ lau, thảm chùi chân... thường được các bà nội trợ thay mới mỗi năm.
Cũng có người tâm niệm, dùng chổi mới để quét những cái xui xẻo ra ngoài, rước cái mới về nhà. Cuối năm cũng là lúc mọi người tất bật với việc dọn dẹp nhà cửa, thế nên những vật dụng này sẽ vô cùng cần thiết.
Hiện nay, nhu cầu kinh doanh sử dụng bát dĩa, chén đĩa vật dụng nhà bếp của người dùng vô cùng cao vì những bà nội trợ ráo riết trang hoàng cho không gian ẩm thực của gia đình với những bộ bát đĩa chất lượng vào dịp cuối năm.
Những bộ chén đĩa cực xinh và sang trọng sẽ giúp cho món ăn trông hấp dẫn hơn hẳn. Có rất nhiều chị em có thói quen mua một bài bộ chén đĩa đẹp mới để dành thắp hương hoặc tiếp khách. Ấm trà, muỗng nĩa, đũa, khay đựng bánh kẹo tết cũng cần nằm trong danh sách này.
Đồ trang trí nên mua trước Tết khoảng nửa tháng là hợp lý nhất vì có nhiều mẫu phong phú.
Đồ uống trong dịp Tết cũng là thứ không thể thiếu giúp thanh nhiệt, giải độc và giải ngấy trong những ngày "ngập ngụa" với thịt, giò chả.
Nếu quá bận rộn với công việc hoặc vị trí địa lý không thuận tiện khi cách quá xa chợ, siêu thị thì một trong những cách mua sắm Tết tiết kiệm nhất mà các bà nội trợ nên biết đó là hãy mua các loại đồ uống theo số lượng lớn như lốc, thùng.
Hiện nay, khi cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn, cần mua sắm gì, chạy ra chợ, ra siêu thị là có tất cả chỉ trong một nốt nhạc. Tuy nhiên, sắm gì thì sắm, cứ có một danh sách đầy đủ, chu đáo thì bạn không bao giờ phải lo mua thiếu thứ nọ hoặc thừa thứ kia.
Bạn nên mua các loại đồ uống sớm vì sát Tết giá có thể bị cao lên hoặc hết hàng.
Đã thành quy luật, cứ giáp Tết là các mặt hàng đều rục rịch tăng giá, hàng khô cũng không ngoại lệ. Chị Trần Thị Nhung (Đống Đa- Hà Nội) chia sẻ: “Giáp Tết Nguyên đán các mặt hàng ở chợ đều tăng từ 10%-15% so với những ngày bình thường, nên tôi thường mua các thực phẩm khô như: Mộc nhĩ, miến hương, măng khô sớm hơn so với Tết Nguyên đán 1 tháng để tiết kiệm chi phí”.
Thực phẩm khô gồm nhiều loại trong đó có loại truyền thống như tôm khô, các loại hạt. Hoặc các sản phẩm phải qua chế biến như củ quả khô, măng khô.
Trước Tết khoảng 15 ngày đến 1 tháng, bạn nên mua các loại đồ khô như nấm hương, miến, mộc nhĩ vì đây là những thực phẩm dễ bảo quản. Sau khi mua về, bạn nên phân loại và có phương án bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, vi khuẩn xâm nhập nhiều nhất.