5 "đau thương" trong nhà bếp của tôi: Tốn tiền và vô dụng!

Lam Phương, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 06:00 11/01/2025
Chia sẻ

Bài học mà tôi rút ra: Đừng lãng phí tiền vào các thiết kế tưởng chừng hữu ích nhưng thực tế không hề mang lại giá trị sử dụng.

Lần đầu làm tủ bếp, vì thiếu kinh nghiệm nên tôi đã chi tiền làm thêm vài ngăn tủ không cần thiết. Để rồi, ngày nào dọn bếp cũng băn khoăn: "Có nên tốn thêm tiền để thay chúng không?"

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn về những sai lầm thường gặp trong thiết kế và bố trí tủ bếp, càng đầu tư càng thấy sai. Bạn có thể tham khảo để tránh lãng phí vô ích. 

1. Cửa tủ lật 

Ngày trước, khi thiết kế bếp, kiến trúc sư gợi ý tôi làm tủ có cửa lật lên lật xuống. Lý do là kiểu này hiện đại, tối giản, lại rất được giới trẻ ưa chuộng. Nghe theo mà chẳng suy nghĩ nhiều, tôi cũng làm tủ kiểu này.

5

Đến khi dọn vào ở, mới nhận ra đây đúng là quyết định bồng bột. Tủ trên cao nên khi mở cửa, tay nắm nằm tít hơn 2m. Tôi dù cố rướn chân cũng không với tới, lần nào dùng cũng phải kéo ghế hoặc nhờ người giúp. Cuối cùng, tôi gần như bỏ không luôn mấy ngăn tủ này vì sử dụng quá bất tiện.

5

5
5

Thấy cô hàng xóm dùng tủ cánh mở ngang mà ghen tị. Kiểu tủ đó vừa đơn giản, đẹp, lại cực kỳ tiện lợi. Thậm chí, cô còn tận dụng mặt trong của cửa tủ để treo đồ, tăng không gian lưu trữ.

5

Dạo này tôi thấy người ta còn làm kiểu cửa tủ lật liên động có vẻ hiện đại và tiện hơn. Nhưng nhìn qua đã biết giá thành không rẻ. Nói gì thì nói, cửa tủ mở ngang vẫn là lựa chọn vừa túi tiền, lại thực dụng hơn hẳn.

2. Tủ treo lò vi sóng 

Lúc làm tủ bếp, tôi đã thiết kế một ngăn tủ treo dành riêng cho lò vi sóng. Giờ nghĩ lại đây cũng là 1 thiết kế khó chịu

Để bạn hình dung, tủ bếp dưới cao khoảng 85cm, phía trên là khoảng không gian thao tác 70cm, tủ treo lò vi sóng cao tít tận 1,55m so với sàn. Với chiều cao 1,61m của tôi, khoảng cách này gần như ngang tầm mắt khiến mọi hoạt động trở nên bất tiện vô cùng.

5

Mỗi lần dùng lò vi sóng, đặc biệt khi lấy đồ ăn nóng, tôi không nhìn rõ bên trong nên không ít lần canh, súp bị đổ ra ngoài, thậm chí còn bị bỏng.

Sau đó tôi buộc phải tìm giải pháp trên mạng là dùng giá đỡ chữ L để cố định lò vi sóng vào tường, ngay giữa tủ trên và tủ dưới. Cách này vừa dễ dàng lấy đồ ăn, tránh nguy cơ bị bỏng, lại không chiếm diện tích bàn bếp hay không gian tủ.

5

Đúng là học phí cho lần đầu thiết kế bếp! Nếu bạn cũng đang chuẩn bị làm bếp, hãy cân nhắc thật kỹ để tránh lặp lại sai lầm của tôi.

3. Tủ treo trên tủ lạnh

Hồi nhỏ, tôi thấy mẹ thường tận dụng phần trên của tủ lạnh để đặt mấy món như cây xanh, đồ gia dụng ít dùng… Trong suy nghĩ của tôi lúc ấy, đây đúng là một khu vực giá trị để lưu trữ đồ đạc. Vì vậy, khi thiết kế bếp, tôi quyết định làm một tủ treo trên tủ lạnh để tận dụng triệt để không gian này.

5

Nhưng đời không như mơ. Tôi nhận ra đó không phải là giải pháp "thần kỳ" như mình tưởng mà chỉ là một "góc lãng phí" không hơn không kém.

Tủ lạnh thường cao khoảng 1,8m, lại dày tới 70cm. Tủ treo bên trên vừa quá cao, vừa quá sâu. Đồ đạc để trong đó muốn lấy ra cũng khó với tới, nhiều khi phải trèo lên ghế. Kết quả là tôi chẳng mấy khi dùng đến, mọi thứ cứ nằm im ở đó như vật trang trí vô dụng.

5

Nghĩ lại, số tiền bỏ ra để làm tủ treo này thực sự phí phạm. Nếu được làm lại, tôi sẽ bỏ qua thiết kế này và dành không gian cho các giải pháp tiện ích hơn.

4. Kệ kéo đựng gạo

Trước đây, tôi thường để gạo trong bao bì gốc, miệng túi lúc nào cũng hở khiến gạo dễ bị sâu mọt. Túi gạo thì mềm oặt, rất khó dựng đứng và cũng khó cất gọn. Vì thế, khi thiết kế bếp, tôi quyết định đầu tư hẳn một “kệ kéo đựng gạo” để tiện lợi và ngăn nắp hơn.

5

Tuy nhiên, với giải pháp, kệ kéo cố định không thể tháo rời, rất khó vệ sinh. Mỗi lần lau chùi, tôi chỉ có thể dùng khăn ướt lau sơ bên trong mà chẳng làm sạch được kỹ. Đã vậy, gạo đựng trong kệ này vẫn có nguy cơ bị sâu mọt nếu không bảo quản đúng cách.

5

Rút kinh nghiệm, tôi khuyên bạn không cần đầu tư vào loại kệ đựng gạo cố định này. Một chiếc hộp nhựa đựng gạo có nắp kín vừa tiện lợi vừa dễ vệ sinh chắc chắn là lựa chọn tốt hơn rất nhiều.

5. Tủ quanh máy hút mùi 

Lúc thiết kế bếp, tôi cố gắng tận dụng mọi không gian kể cả khoảng trống hai bên máy hút mùi. Nghĩ rằng làm thêm tủ quanh máy hút mùi sẽ là một cách khéo léo tận dụng diện tích, tôi đã đầu tư hẳn hoi cho phần này.

Thế nhưng, sau khi vào ở, tôi mới nhận ra đây thực sự là một món đồ thừa vô dụng. Khi nấu ăn, máy hút mùi hoạt động sẽ làm nóng cả các đường ống bên trong và nhiệt lượng này lan sang hai bên tủ. Hệ quả là chẳng thể để thực phẩm hay đồ dùng gì vào đó được.

5

Nguồn: Toutiao

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày