6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ

Thỏ, Theo Helino 00:00 02/01/2020

Đau chỗ ấy sau khi quan hệ tình dục không chỉ ảnh hưởng đến cuộc yêu, mà lâu dần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như lãnh cảm quan hệ tình dục hoặc làm rạn nứt tình cảm lứa đôi.

Thay vì cảm thấy khoan khoái, dễ chịu sau mỗi cuộc yêu thì nhiều bạn nữ lại gặp tình trạng đau đớn, bất thường ở phần dưới. Có thể đó là một cơn đau âm ỉ bên trong âm đạo, cảm giác nóng rát gần âm hộ hoặc những cơn đau dữ dội ở vùng xương chậu. Dù chuyện gì đang xảy ra, thì chắc hẳn đó là những dấu hiệu bất thường và bạn tuyệt đối không nên chủ quan.

Đau sau khi quan hệ tình dục là phổ biến hơn bạn nghĩ. “Trung bình cứ ba phụ nữ thì sẽ có một người trong số họ bị đau trong hoặc sau khi giao hợp”, Michael Ingber, giám đốc khoa tiết niệu của Hệ thống Y tế Saint Clare ở New Jersey chia sẻ.

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 1.

Đó là một trong những vấn đề hàng đầu mà bệnh nhân cần giải quyết ngay. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau đớn sau quan hệ và bác sĩ cũng đưa ra các phương pháp điều trị có thể giải quyết vấn đề này.

Điều đầu tiên cần làm là phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu, sau đó hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn về nó. Dưới đây là những lời giải thích có khả năng xảy ra nhất.

Bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một phần năm phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một số thời điểm trong cuộc sống, theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ. Đau bên trong và xung quanh mu vùng kín là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Viêm do nhiễm trùng có thể gây co thắt cơ của những cơ quan xung quanh vùng chậu.

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 2.

Khi bạn quan hệ tình dục trần và dương vật của bạn tình tiếp xúc nhiều lần với thành âm đạo, những cơn co thắt này có thể trầm trọng hơn và gây đau đớn. Các cơ bắp có thể bị tổn thương và sinh phản ứng tự nhiên là co thắt. Điều tương tự cũng xảy ra ở khu vực xương chậu, gồm các cơ cơ bao quanh âm đạo và các cơ quan vùng chậu.

Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu khác, chẳng hạn như đi tiểu có mùi hôi hoặc đau khi đi tiểu, hãy tới gặp bác sĩ để khám và tư vấn ngay.

Dương vật của đối tác quá lớn

Đôi khi nguyên nhân quan hệ xong bị đau vùng kín không phải từ phía chị em mà là từ phía bạn tình của mình. Nếu kích thước của dương vật quá lớn so với âm đạo thì có thể gây đau rát khi quan hệ, nhất là khi đối tác cố đưa dương vật vào sâu bên trong chạm vào cổ tử cung gây căng tức, khó chịu cho chị em phụ nữ .

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 3.

Âm đạo nữ trung bình không sâu tới 5 inch, nhưng dương vật nam giới trung bình có thể dài tới 6 inch, vẫn có thể gây chấn thương đáng kể cho cơ sàn chậu hay gây chuột rút sau quan hệ tình dục. Nếu “cậu nhỏ” thực sự dài và sau khi quan hệ tình dục, âm đạo của bạn cảm thấy khô (mặc dù bạn đã được kích thích và dùng cả dầu bôi trơn), hãy thử nghiệm các vị trí quan hệ khác khiến đôi bên hòa hợp hơn.

Bạn có thể bị u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng lành tính là các nang có vỏ bọc bên ngoài và bên trong chủ yếu là dịch u nang. U nang buồng trứng lành tính thường tự teo nhỏ và biến mất sau vài tháng vòng kinh.

Nhưng đôi khi u nang buồng trứng sẽ phát tín hiệu đau nhức, điển hình là ở phần bụng dưới bên phải hoặc bên trái của khung chậu nơi buồng trứng cư ngụ. "Nếu chúng đủ lớn, u nang buồng trứng có thể gây đau bụng và chuột rút trong và sau khi quan hệ.

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 4.

Hầu hết các u nang to chỉ khoảng 4 inch, nhưng một số khối u có thể phát triển và lớn hơn nhiều. Chúng gây căng tức, quặn bụng và cực kỳ đau đớn. Bác sĩ sẽ phải siêu âm để xem bạn có thực sự bị u nang hay không, và sau đó là chờ đợi để được điều trị bệnh. Đôi khi còn phải phẫu thuật để cắt bỏ nếu các u nang phát triển quá mức.

Bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung

Ước tính cứ 10 phụ nữ thì sẽ có 1 người bị lạc nội mạc tử cung, một tình trạng được cho là do mô tử cung đã di chuyển vào khoang chậu. Mô đó có thể bám vào bất cứ nơi nào trong cơ thể, nhưng thông thường nó nằm trong khoang chậu và hình thành các nang trên buồng trứng, phúc mạc (màng lót khoang bụng của bạn), bàng quang và xung quanh các cơ xương chậu. Nếu các mô dính ở phía sau âm đạo, quan hệ tình dục có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn.

Không phải tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều trải qua cơn đau trong hoặc sau khi quan hệ. Nhưng nếu bạn đang mắc chứng bệnh này, nó sẽ khiến bạn phải chịu những cơn đau nhói.

Các dấu hiệu khác bao gồm chuột rút kinh nguyệt và đau vùng chậu tới cả tháng, thậm chí bạn đau đến nỗi không ra khỏi phòng ngủ. Lạc nội mạc tử cung tuy khó chữ, nhưng thuốc và phẫu thuật có thể làm giảm các triệu chứng, vì vậy hãy tới gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Bạn có thể mắc bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nó thường là kết quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu hoặc chlamydia.

Viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung di chuyển vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Các vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng thậm chí vô sinh.

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 5.

Nếu bạn nghi ngờ việc mình bị đau sau quan hệ có thể là do bệnh viêm vùng chậu , bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Dị ứng với tinh dịch

Bạn dị ứng với tinh dịch của bạn tình? Trường hợp này tuy rất hiếm nhưng không phải không xảy ra. Theo một nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, có tới 40.000 phụ nữ ở Hoa Kỳ bị dị ứng với tinh dịch của nam giới.

Nếu bạn gặp phải loại dị ứng này, các triệu chứng của bạn có thể là sưng hoặc ngứa một số bộ phận hoặc toàn thân. Phụ nữ có thể cảm thấy bỏng rát nghiêm trọng, tiết dịch đáng kể và thậm chí có các phản ứng toàn thân như ớn lạnh, sốt và tụt huyết áp.

6 lý do khiến chị em cảm thấy đau “chỗ ấy” sau khi quan hệ - Ảnh 6.

Nếu bạn quan hệ tình dục với bao cao su và không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, dị ứng có thể chính là thủ phạm. Một bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm chích mẫu da để đưa ra các chẩn đoán chính xác hơn. Quá trình điều trị sẽ bao gồm thuốc và tiêm ngừa mẫn cảm.

Nguồn: Health.com