6 bất thường ở lưỡi tiết lộ đủ loại bệnh tật nhưng nhiều người chẳng bao giờ để tâm

Ngọc Ái, Theo Đời sống Pháp luật 00:00 25/11/2024
Chia sẻ

Ngoài chức năng vị giác, lưỡi còn có thể phản ánh tình trạng sức khỏe, cảnh báo sớm nhiều bệnh tật trong cơ thể.

Theo bác sĩ tai mũi họng Ding Mengchang (Đài Loan, Trung Quốc), từ xa xưa lưỡi đã là bộ phận quan trọng giúp thầy thuốc kiểm tra tình trạng sức khỏe, chẩn đoán nhiều bệnh tật. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, ít ai chú tâm đến nó.

Ở người khỏe mạnh, lưỡi trong trạng thái không hoạt động sẽ mềm, có màu hồng và ẩm với lớp phủ mỏng hơi trắng, bóng nhẹ trên bề mặt. Nếu có bệnh tật, ngay cả những bệnh không hề liên quan tới lưỡi hay khoang miệng thì lưỡi vẫn sẽ có nhiều thay đổi. Vì vậy, nếu gặp 1 trong số 6 bất thường này ở lưỡi, nhất là nếu chúng lặp đi lặp lại hoặc kéo dài thì tốt nhất là nên đi thăm khám ngay:

1. Lưỡi có màu vàng hoặc trắng nhợt

6 bất thường ở lưỡi tiết lộ đủ loại bệnh tật nhưng nhiều người chẳng bao giờ để tâm- Ảnh 1.

Màu sắc lưỡi bất thường ngoài thực phẩm hay vệ sinh kém còn là dấu hiệu bệnh tật (Ảnh minh họa)

Lưỡi vàng có thể do vệ sinh kém, nhưng loại bỏ nguyên nhân này thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc túi mật. Khi bệnh nặng thường kèm hơi thở hôi, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân. Còn nếu toàn bộ lưỡi màu trắng nhợt là biểu hiện cơ thể suy nhược khí huyết, thiếu máu. Nguy hiểm hơn, khi lưỡi trắng nhợt xen lẫn các vết đốm màu tím, viền lưỡi không đều đặn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

2. Lưỡi yếu, cứng hoặc không thể duỗi thẳng

Lưỡi yếu hẳn đi, khó cử động được là dấu hiệu thường gặp ở người cao huyết áp. Bệnh nặng còn có thể bị cứng lưỡi, khó duỗi thẳng hay thè lưỡi ra khỏi miệng cùng với cảm giác ù tai dai dẳng. Đặc biệt, nếu nó xuất hiện đồng thời với cứng hàm, có vết loét lâu ngày màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi, có cảm giác đau thì có thể là ung thư miệng hoặc ung thư lưỡi nên đừng chủ quan.

3. Lưỡi sưng to hoặc có lông trắng ở giữa

Nếu lưỡi sưng lớn hơn bình thường kéo dài, có thể bạn mắc suy giáp do cơ thể thiếu hormone tuyến giáp, làm chậm trao đổi chất và gây sưng phù lưỡi. Lưỡi có lông trắng giữa, chia thành hai nửa rõ, thường gặp ở người viêm dạ dày, đại tràng hoặc táo bón mãn tính. Với bệnh nhân dạ dày mãn tính, axit dạ dày thấp hoặc loét hành tá tràng, lông trắng có thể mọc nhiều hơn ở giữa lưỡi, kèm sưng nhẹ.

4. Lưỡi màu tím và có đốm đen

Lưỡi tím, có đốm đen có thể do tắc nghẽn mạch máu, kèm theo đau đầu, tức ngực, sưng phù đầu ngón tay/chân, da xỉn màu. Nếu tình trạng kéo dài hơn 2 tuần và ngày càng xấu đi, cần thăm khám sớm vì đây có thể là triệu chứng của biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến từ huyết khối, tắc mạch như thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…

5. Các cục u, vết loét lâu lành ở lưỡi

6 bất thường ở lưỡi tiết lộ đủ loại bệnh tật nhưng nhiều người chẳng bao giờ để tâm- Ảnh 2.

Cần đi khám ngay nếu lưỡi có các cục u, vết loét miệng quá 2 tuần chưa khỏi (Ảnh minh họa)

Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng và bề mặt mịn màng, không có cục u, không lở loét. Còn nếu trên bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét, liên tục lặp lại hoặc rất lâu khỏi, kéo dài quá 2 tuần thì nên đi tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Ngoài vết loét, ung thư miệng hay ung thư lưỡi cũng có thể gây ra các cục u màu đỏ hoặc màu trắng phân tán không theo quy luật nào trên lưỡi.

6. Lưỡi khô, sẫm màu, có rêu vàng

Nếu bạn phát hiện lưỡi mình ngày càng sẫm màu từ đỏ đậm đến đen, trên lưỡi rêu vàng dày nhớt thì nên đi tầm soát ung thư dạ dày càng sớm càng tốt. Nếu cộng thêm các biểu hiện như viền lưỡi gai đỏ, hơi thở hôi, có cảm giác khô lưỡi, đắng miệng, suy giảm vị giác thì có thể bệnh ung thư đã ở giai đoạn nặng.

Nguồn và ảnh: HK01, KKnews

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày