5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất

Rain, Theo Trí Thức Trẻ 17:24 10/10/2017
Chia sẻ

Chu kỳ kinh nguyệt chính là thứ riêng biệt của phụ nữ, và điều đó mang đến cho chúng ta một khả năng tuyệt vời nhất trái đất này, chính là khả năng sinh sản.

Hiện nay, Italy đang cho phép phụ nữ nghỉ phép 3 ngày trong một tháng mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, đây là nước đầu tiên ở châu Âu làm như vậy. Healthista đã nói chuyện với Emma Cannon, chuyên gia về sinh sản và sức khỏe của phụ nữ về những cách đối phó với các triệu chứng thường gặp nhất mỗi khi chị em đến những ngày này.

5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất - Ảnh 1.

Chu kỳ kinh nguyệt chính là thứ riêng biệt của phụ nữ.

Việc phụ nữ được nghỉ phép khi tới kỳ kinh nguyệt bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, và Italy là nước tiếp theo cũng là nước đầu tiên ở châu Âu thực hiện điều này. Các nghị sĩ của MP ở Italy đang soạn thảo một dự luật nhằm mang đến cho phụ nữ đất nước họ kỳ nghỉ 3 ngày mỗi tháng trong giai đoạn mà họ gặp phải những "đau đớn" của kinh nguyệt. Bạn có nghĩ rằng, chúng ta cũng nên áp dụng điều luật tương tự đối với Việt Nam không?

Cơ thể phụ nữ thật đáng kinh ngạc, bởi không giống như đàn ông, chúng ta phải trải qua chu kỳ tăng trưởng mỗi tháng, phát triển và đổi mới. Bên trong bạn, một quá trình kỳ diệu xảy ra nhiều lần, để chuẩn bị cho đến khi bạn sẵn sàng có một em bé của mình.

Chu kỳ kinh nguyệt chính là thứ riêng biệt của phụ nữ, và điều đó mang đến cho chúng ta một khả năng tuyệt vời nhất Trái đất này, chính là khả năng sinh sản. Đáng buồn thay, trước khi có được quả ngọt đó, chúng ta phải trải qua những cơn đau tệ hại mỗi tháng mà bản thân phải hoàn toàn chấp nhận.

5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất - Ảnh 2.

Hãy bắt đầu với cuốn nhật ký của bạn, nơi ghi lại những ngày của chu kỳ.

Vì vậy, chúng tôi đã dành thời gian để nghiên cứu những tình trạng của PMS và cách giải quyết tốt nhất giúp bạn giảm thiểu những cơn đau, những nỗi khổ thầm kín mà chu kỳ kinh nguyệt mang lại.

Cảm thấy buồn rầu, căng thẳng

Hãy bắt đầu với cuốn nhật ký của bạn, nơi ghi lại những ngày của chu kỳ. Bắt đầu từ ngày đầu tiên, đánh dấu nó trong nhật ký. Hãy lưu ý đến những cảm xúc của bạn vào ngày hôm đó và cả những ngày khác trong những ngày rớt dâu. Ghi lại cảm giác của bạn và những gì gây nên những cảm xúc đó. Từ đó giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, kể cả những vấn đề phát sinh từ quá khứ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc hiện tại của bạn. Một khi bạn đã xác định được cảm xúc của bản thân, bạn có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền giúp tâm trí bình tĩnh hơn, tránh khỏi sự căng thẳng buồn rầu do "bà dì" mang tới.

Kiệt sức

Đây là tình trạng thường gặp mỗi khi "bà dì" tới thăm, đặc biệt là những người có hội chứng PMS . Để cải thiện tình trạng này, một số nơi thường dùng thuốc bổ cổ truyền có nguồn gốc từ phương Đông. Ở các nước châu Á, nhiều phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn một số thực phẩm dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là sau chu kỳ để mang lại sự cân bằng cho chu kỳ kinh nguyệt. Bởi chu kỳ kinh nguyệt được coi là một khía cạnh quan trọng của sức khỏe người phụ nữ, và thực phẩm là một công cụ dinh dưỡng tuyệt vời giúp cơ thể cân bằng.

5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất - Ảnh 3.

Gừng đậm đặc giúp làm ấm và nuôi dưỡng máu của tử cung, rất tốt cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thay đổi chế độ ăn uống trong thời kỳ hành kinh có tác động rất lớn đến mức năng lượng của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

- Gừng đậm đặc giúp làm ấm và nuôi dưỡng máu của tử cung.

- Dầu mè đen (nếu bạn không tìm bạn có thể thay bằng dầu mè thường) giúp nuôi dưỡng máu.

- Rượu gạo ấm.

- Trứng giúp nuôi dưỡng máu, mang lại năng lượng cho cơ thể.

Chu kỳ không đều, đau bụng kinh

Châm cứu đã được sử dụng trong nhiều năm giúp phụ nữ quản lý các vấn đề về tuổi tác, và cả chu kỳ. Châm cứu kích thích vùng dưới đồi, một bộ phận của bộ não điều khiển các hoóc-môn tác động đến việc điều chỉnh chu kỳ. Nó cũng được chứng minh có thể điều trị những cơn đau do PMS đem lại, với hàng ngàn năm lịch sử chứng minh sự an toàn và hiệu quả.

5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất - Ảnh 4.

Châm cứu đã được sử dụng trong nhiều năm giúp phụ nữ quản lý các vấn đề về tuổi tác, và cả chu kỳ.

Cơn đau kinh nguyệt kéo dài

Các cơn đau thường kéo dài do prostaglandin gây ra, và cơ thể bạn cũng tăng nhạy cảm với đau vào những ngày này. Để giảm bớt cơn đau đó, bạn cần bổ sung các chất prostaglandin lành mạnh (chất béo lành mạnh có tác động tích cực lên hoóc-môn) vào cơ thể. Dầu cá Omega-3 là một nguồn prostaglandin tuyệt vời.

Để giảm căng thẳng trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể uống thêm vitamin B, magie – làm giãn cơ và ngủ ngon hơn, cùng với vitamin D – liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn bị rong kinh – hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày và lượng máu mất đi nhiều, bạn có thể sử dụng chất bổ sung sắt có lợi dưới sự tư vấn của bác sĩ, giúp tăng cường năng lượng và điều chỉnh kinh nguyệt. Vitamin C rất tốt trong việc giúp cơ thể hấp thụ sắt khi dùng chung với chất bổ sung sắt.

5 triệu chứng khiến bạn chán ghét kì kinh nguyệt và cách khắc phục tự nhiên nhất - Ảnh 5.

Để giảm căng thẳng trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể uống thêm vitamin B, magie.

Bloating – đầy hơi

Một sai lầm phổ biến mà mọi người thường làm để tránh đầy hơi là ăn nhiều thực phẩm tươi sống, hoặc thay thế các bữa ăn bằng nước trái cây. Nhưng điều này thực sự chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn mà thôi.

Hầu hết mọi người không dùng quá nhiều thức ăn tươi vì rất khó tiêu hóa. Nó có xu hướng ở trong ruột theo hình thức không tiêu hóa, dẫn đến quá trình lên men và khí gây đầy hơi, tiêu hóa kém. Bổ sung thức ăn nóng vào chế độ ăn và ăn thực phẩm nấu chín mới thực sự giúp bạn giảm tình trạng đầy hơi.

Lời khuyên cuối cùng là đừng dùng nhiều nước ép, nước giải khát lạnh và tránh uống nhiều nước trong mỗi bữa ăn. Tôi có một quy tắc vàng là "Tuyệt đối không dùng thực phẩm tươi sống sau 4 giờ chiều".

(Nguồn: Healthista)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày