Không phải ai cũng biết những tác hại khủng khiếp mà việc sử dụng tai nghe sai cách mang tới. Bao gồm tích tụ nhiều ráy tai, tổn thương màng nhĩ, viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai, suy giảm hoặc mất thính lực, ảnh hưởng đến não…
Để phòng tránh những nguy cơ sức khỏe vừa kể trên, hãy tránh xa hoặc sớm bỏ 5 thói quen khi dùng tai nghe sau đây:
Sử dụng tai nghe quá nhiều khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức, gây ra suy giảm thính lực hay có thể bị điếc. Thói quen này cũng có thể khiến không khí và máu khó lưu thông, dẫn đến tai dễ bị viêm nhiễm, tích tụ nhiều ráy tai và về lâu dài có thể gây suy giảm, thậm chí là mất thính giác.
(Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tốt nhất bạn không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Cũng không nên dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng.
Không ít người thích sử dụng các loại tai nghe nhét tai khi nghe nhạc, làm việc, tập thể thao. Bởi vì nó không chỉ chắc chắn hơn, khó rơi, ít phải điều chỉnh vị trí mà còn tránh được nhiều tiếng ồn hơn. Tuy nhiên, việc nhét tai nghe vào sâu trong tai gây hại rất lớn đến sức khỏe của tai cũng như hệ thống thần kinh.
(Ảnh minh họa)
Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng ráy tai bị tích tụ, dễ làm giảm thính lực, tăng nguy cơ viêm nhiễm tai. Hơn nữa, thói quen nhét tai nghe vào quá sâu trong tai còn gây đau nhức tai, tiềm ẩn nguy cơ chấn thương màng nhĩ, ống tai. Việc âm thanh lớn từ tai nghe dạng nhét tai cùng với sự khác biệt môi trường xung quanh cũng khiến thần kinh bị căng thẳng, khó thích nghi khi bỏ chúng ra khỏi tai.
Thói quen vệ sinh tai nghe không chỉ quyết định chất lượng âm thanh, cảm giác khi trải nghiệm, độ bền thiết bị mà còn tránh được nguy cơ bệnh tật. Nếu bạn không vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn và vi khuẩn phát triển trên tai nghe sẽ lan vào tai vì tiếp xúc với da trong một thời gian dài, gây ra các bệnh về da, viêm tai giữa và các bệnh khác.
(Ảnh minh họa)
Thông thường, tai nghe sẽ có vết mồ hôi trên đệm tai sau khi đeo chúng trong một khoảng thời gian. Nếu là đệm tai bằng da, trước tiên bạn có thể lau bằng khăn ướt, sau đó lau bằng chất khử trùng có nồng độ cồn thấp (không sử dụng chất lỏng ăn mòn) và cuối cùng lau khô bằng vải khô.
Nếu là đệm tai bằng chất liệu dệt, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng tốt, nhúng với một ít dung dịch tẩy rửa bằng bọt biển và nước, nhẹ nhàng chải đệm tai xuống đất và cuối cùng dùng khăn giấy khô để thấm nước. Với các loại tai nghe nhét tai, không dễ lau bằng khăn, bạn nên mua các loại que làm sạch chuyên dụng hoặc mang tới cửa hàng để được làm sạch chuyên nghiệp định kỳ.
Suy giảm thính lực sẽ xảy ra nếu bạn hằng ngày tiếp xúc âm thanh có cường độ 85 - 90 decibels (dB) liên tục trên 2 giờ đồng hồ và kéo dài trên 12 tháng. Các nhà khoa học cho biết rằng với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày.
(Ảnh minh họa)
Nhưng các bạn trẻ hiện nay lại yêu thích việc mở nhạc thật lớn và chìm vào thế giới của riêng mình với các loại tai nghe trên tai. Điều này rất hại cho sức khỏe của tai, màng nhĩ và cả hệ thần kinh. Lâu ngày gây ù tai, mất thính giác, viêm nhiễm tai, rách màng nhĩ, tổn thương tế bào thần kinh. Vì vậy, đừng bao giờ dùng quá 60% âm lượng của tai nghe.
Rất nhiều người, nhất là những bạn trẻ, người khó ngủ, người yêu âm nhạc… thường thích nghe nhạc, xem phim, nghe radio… trước hoặc trong khi ngủ. Tuy nhiên, cần phải biết rằng đây là thói quen hại cho thính giác, tai và cả chất lượng ngủ.
(Ảnh minh họa)
Xương tai và màng nhĩ của chúng ta là những cơ quan mềm và dễ bị tổn thương, kích thích âm lượng qua đêm có thể dẫn đến tổn thương các tế bào tóc của tai trong. Bên cạnh đó, vỏ não cũng sẽ bị kích thích và không thể ngủ sâu, hệ thần kinh dễ bị rối loạn.
Ngoài ra, việc đeo tai nghe có thể khiến tư thế ngủ của bạn không thoải mái, ảnh hưởng đến xương toàn thân. Đặc biệt, nếu bạn đeo tai nghe và ngủ với tư thế nằm nghiêng, bạn có thể sẽ nằm đè lên tai nghe hoặc khiến tai nghe bị nhét quá sâu vào trong. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ suy giảm thính giác, tổn thương màng nhĩ, lâu ngày còn gây viêm tai, hoại tử.
- Nghe thấy tiếng rung hay tiếng click, cảm giác ù trong tai.
- Gặp khó khăn để nghe ở những nơi đông người.
- Âm thanh bị ù, không rõ.
- Đau tai, nhức đầu khi nghe nhạc.
- Liên tục cảm thấy phải tăng âm lượng.
- Hay đau đầu, choáng váng buồn nôn mỗi lần tháo tai nghe ra khỏi tai.
- Tai bị đau, ngứa, chảy dịch, chảy máu, có mủ…
- Đột nhiên nghe kém đi hoặc không thể nghe thấy gì.
Nguồn và ảnh: QQ, Health People, Lifetimes