5 kiểu cấp dưới được sếp "cưng như trứng mỏng", hứa hẹn thăng tiến vù vù: Làm việc cật lực chưa chắc đã là điều khôn ngoan

Ứng Hà Chi, Theo Thể thao và Văn hóa 16:19 19/04/2023

Nếu có đặc điểm này thì chắc chắn bạn là kiểu nhân viên lý tưởng khiến bất cứ vị sếp nào cũng cảm thấy hài lòng.

Một diễn giả nổi tiếng từng nói: "Tất cả những người thành công đều giống nhau nhưng những người không thành công lại có nhiều lý do khác nhau".

Ở nơi làm việc, các yếu tố của thành công bao gồm năng lực mạnh mẽ, trí tuệ cảm xúc cao, khả năng ứng xử, sẵn sàng làm mọi việc, biết tận dụng cơ hội, khả năng kết nối tốt,…

Còn nguyên nhân của sự thất bại cũng hết sức đa dạng: Có người tài giỏi nhưng tính khí nóng nảy, lại có người nhanh nhẹn nhưng làm việc không cẩn thận.

Nhìn chung, đây là 5 kiểu nhân viên được lãnh đạo quý mến, thường sớm cất nhắc thăng chức, tăng lương. Hãy xem mình có phải là một trong số kiểu nhân viên dưới đây không nhé?

1. Nhân viên thông minh

Nhân viên thông minh thường có chỉ số IQ cao và khả năng lĩnh hội cao. Họ có thể nhanh chóng hiểu được mong muốn của lãnh đạo và nắm bắt được điểm mấu chốt nhiệm vụ mà lãnh đạo giao. Làm việc thông minh mang lại hiệu quả hơn so với làm việc chăm chỉ nhưng không biết tính toán.

Những vị lãnh đạo thông thường không nói thẳng, họ hay nói ẩn ý và muốn nhân viên của mình hiểu. Người hiểu tâm ý của sếp chắc chắn là người thông minh, nhanh nhạy và có vốn hiểu biết sâu rộng. Chính vì thế, họ sẽ là cánh tay đắc lực, được sếp quý mến.

Ngược lại, sếp sẽ khó chịu với nhân viên nói mãi không hiểu hoặc giả vờ hiểu rồi sau đó làm mọi chuyện rối tung lên.

5 kiểu cấp dưới được sếp cưng như trứng mỏng, hứa hẹn thăng tiến vù vù: Làm việc cật lực chưa chắc đã là điều khôn ngoan - Ảnh 1.

2. Nhân viên có thái độ tốt

Năng lực quan trọng nhưng thái độ còn quan trọng hơn. Nếu ai có đủ khả năng và thái độ thì đích thị là nhân viên hoàn hảo. Đáng tiếc điều này thường ngược lại, người có năng lực hay ngạo mạn, còn người có thái độ tốt lại không có năng lực.

Đây là vấn đề khiến nhiều nhà lãnh đạo "đau đầu". Nhưng cuối cùng, thái độ vượt qua năng lực. Khả năng có thể được trau dồi, còn thái độ tồi sẽ gây khó chịu cho người khác.

Ở hầu hết các công ty không thiếu người có năng lực nhưng lại thiếu độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, trung thực. Do đó, bất kể khả năng của bạn như thế nào, bạn vẫn có thể ghi điểm với lãnh đạo nếu duy trì thái độ làm việc tốt.

3. Nhân viên tích cực

Có nhiều kiểu nhân viên, trong đó kiểu nhân viên hướng ngoại thường được các nhà lãnh đạo thích nhất. Trong họ luôn tràn đầy năng lượng tích cực, tính cách cởi mở, luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ.

Họ làm việc không chỉ để kiếm sống mà còn là cách để xây dựng năng lực cốt lõi của bản thân. Họ hết sức, hết lòng vì công ty nên tinh thần trách nhiệm vô cùng cao. Khi gặp nhiệm vụ khó, họ chủ động tìm cách tháo gỡ, hỏi đồng nghiệp khác, ở lại tăng ca để hoàn thành. Họ là người luôn nỗ lực tiến về phía trước.

Ngược lại, có kiểu nhân viên luôn ở trạng thái vật vờ, thiếu nhiệt huyết. Họ giải quyết công việc một cách thụ động, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi xảy ra vấn đề. Kiểu nhân viên này còn gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.

5 kiểu cấp dưới được sếp cưng như trứng mỏng, hứa hẹn thăng tiến vù vù: Làm việc cật lực chưa chắc đã là điều khôn ngoan - Ảnh 2.

4. Nhân viên không ngại nhận việc

Nhiều nhân viên ngại trao đổi, chia sẻ với lãnh đạo, và họ sợ nhất là đưa ra ý kiến của mình với lãnh đạo. Họ lo lắng khiến lãnh đạo không hài lòng, khó chịu.

Ngoài ra, họ cũng chỉ làm công việc của bản thân, từ chối làm thêm việc, từ chối giúp đỡ người khác. Khi lãnh đạo đề cập đến khó khăn trước mắt, họ nhắm mắt làm ngơ. Đối với họ, thêm một điều còn tệ hơn là kém một điều.

Các nhà lãnh đạo có rất nhiều công việc phải xử lý trong một ngày. Vì vậy, họ luôn mong muốn cấp dưới sẽ hỗ trợ hết sức. Nếu cấp dưới có thể chủ động giúp họ thì họ sẽ quý mến, cảm kích vô cùng. Đây chính là một trong những kiểu nhân viên tạo được ấn tượng cho lãnh đạo.

5. Nhân viên tuân thủ nguyên tắc

Nhiều nhân viên không tuân thủ nguyên tắc, thậm chí là làm trái với nguyên tắc. Lỗi này có thể do họ vô tình mắc phải nhưng cũng có thể là do cố ý. Những người không chấp hành nguyên tắc thường gây ác cảm với mọi người xung quanh, đặc biệt là sếp.

Thiết nghĩ nguyên tắc là những điều đặt ra để tất cả mọi người cùng chấp hành. Đó chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực nào đó. Thiếu nguyên tắc, công việc sẽ không thể trơn tru, hiệu quả. Cũng như vậy, một người sống không có nguyên tắc sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ, mãi không thể thực hiện được những mong muốn.

Ngược lại, những người tuân thủ nguyên tắc trong cuộc sống cũng như trong công việc là người có tính kỷ luật, sống nghiêm túc, có trách nhiệm và khá cầu toàn. Những người này hứa hẹn sẽ sớm thành công. Vì vậy, họ được lãnh đạo quý mến.