Không có gì phải bất ngờ khi nói những phần phim của Percy Jackson mang lại nỗi thất vọng lớn không chỉ với người hâm mộ bộ truyện này mà còn là tác giả của bản gốc - Rick Riordan. Trong đó, thay đổi làm Rick Riordan không thể thất vọng hơn chính là việc đạo diễn phim tăng độ tuổi của các nhân vật chính trong truyện, từ 12 tuổi thành những nhân vật tuổi thiếu niên.
Vào năm 2018, Riordan đã gửi cho nhà sản xuất phim 2 email, nhằm góp ý về những vấn đề cải biên tình tiết trong phim. Ở chiếc email đầu tiên được gửi vào tháng 1/2019, Riordan bày tỏ:
"Tôi nghĩ là phải có lý do nào đó nên các nhân vật chính trong phim mới trở thành những cậu thiếu niên 17 tuổi. Có thể nói, tôi là người mong muốn bộ phim này thành công hơn ai hết. Vậy nên tôi hy vọng sẽ có cơ hội được chia sẻ một vài lý do tại sao việc làm này của nhà sản xuất phim có thể là một quyết định sai lầm để kiếm tiền".
Tác giả của loạt truyện gốc Percy Jackson cũng đưa ra 2 lý do vô cùng thuyết phục. Thứ nhất, vì hành trình của nhân vật chính trong phim bắt đầu từ khi cậu 12 tuổi cho đến năm 16 tuổi, vậy nên đưa tuổi của nhân vật lên 17 tuổi sẽ khiến cuộc hành trình này kết thúc ngay cả khi nó chưa kịp bắt đầu.
Riordan chỉ ra rằng, việc chuyển thể Harry Potter thành công một phần vì các nhà làm phim "nhìn xa trông rộng và theo sát với bản truyện gốc" ở việc giữ nguyên độ tuổi 11 cho cho các nhân vật trong phim.
Điểm thứ hai của Riordan là sự "già" đi của các nhân vật sẽ khiến khán giả của bộ truyện gốc thất vọng. Vì đây là một bộ phim dành cho tuổi teen nên chắc chẳng có một khán giả trung thành nào của bộ truyện sẽ có hứng thú với cảnh các nhân vật mình yêu thích lập gia đình. Tuy nhiên, những lời góp ý của Riordan đã bị gạt bỏ không luyến tiếc.
Trong cuốn tiểu thuyết One Flew Over The Cuckoo's Nest của Ken Kesey, Chief Bromden đóng vai trò là người kể chuyện và kể lại theo góc nhìn của mình. Khi Kesey phát hiện ra rằng nhân vật Cảnh sát trưởng Bromden không còn là người dẫn chuyện trong phim, tác giả đã tuyên bố sẽ không bao giờ xem bản chuyển thể.
Thế nhưng, có vẻ như Ken Kesey đã phải thay đổi lại quyết định này bởi bộ phim đã dành được 5 giải Oscar vào năm 1976 đó chính là: Phim hay nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn hay nhất và Kịch bản hay nhất.
Lauren Weisberger - tác giả của tiểu thuyết The Devil Wears Prada cho biết cô thực sự ngưỡng mộ cách mà các nhà làm phim xây dựng hình tượng cho nhân vật Miranda Priestly. Cô tỏ ra bất ngờ với nhân vật được chính tay mình tạo nên, chia sẻ với tờ People, nữ nhà văn cho biết: "Miranda Priestly trong phim như một hình mẫu đời thực khiến tôi cũng phải ngưỡng mộ. Trong sách của tôi, cô ấy chỉ là người đàn bà xấu xa".
Trong một bài luận năm 2004 được xuất bản trên Slate có tựa đề A Whitewashed Earthsea, Ursula K. Le Guin đã viết về sự thất vọng của cô ấy trước việc Kênh Khoa học viễn tưởng (nay là SyFy) đã "phá hủy sách của tôi" trong bộ miniseries Legend Of Earthsea của họ.
Le Guin viết: "Nhân vật chính của tôi là Ged, một cậu bé có nước da nâu đỏ. Trong phim, cậu ấy là một đứa trẻ da trắng đáng yêu". Việc tẩy trắng các nhân vật của cô ấy cũng không dừng lại ở đó.
Le Guin chỉ ra rằng chủng tộc là yếu tố quan trọng đối với các câu chuyện về Earthsea thế nhưng nó đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi bộ truyện, chỉ còn Danny Glover là người da màu duy nhất trong số các nhân vật chính.
Stephenie Meyer đã phải đấu tranh để có thể loại bỏ một cảnh trong The Twilight Saga: Eclipse vì nó quá khác lạ với tính cách của nhân vật Bella và hoàn toàn dư thừa. Tuy nhiên, cảnh quay này vẫn được giữ nguyên trong phim.
Meyer cho biết đó là cảnh mà Bella ngồi trên xe máy của Jacob sau khi xô xát với Edward, cô ấy cho biết mình đã viết về phân cảnh này trong khi đang rơi vào những ngày buồn chán tuyệt vọng.
"Phân cảnh này chỉ khiến người xem cảm thấy Bella là một nhân vật không hề quyết đoán và có phần thô lỗ. Cô ấy không còn là một cô gái độc lập và mạnh mẽ với hành động như vậy. Trông như là đồ ngốc vậy" - Meyer chia sẻ.
Mặc dù cảnh quay vẫn được giữ nguyên, thế nhưng Meyer đã thành công trong việc khiến các nhà sản xuất khiến nó trông đỡ tệ hơn và kết quả là phân cảnh chỉ mang tính chất thể hiện nội tâm phức tạp của Bella.
Trong phim, Hermione mặc một chiếc váy hồng xinh đẹp đến buổi lễ Yule Ball. Tuy nhiên trong tiểu thuyết gốc, chiếc váy của Hermione lại mang màu xanh dừa cạn chứ không phải là màu hồng như trong phim.
Chiếc váy màu hồng khiến fan hâm mộ loạt truyện gốc tranh cãi
Theo như nhà sản xuất phim cho biết, lý do để Hermione mặc chiếc váy màu hồng chính là vì màu hồng là màu gần như gắn liền với Hermione suốt quãng thời gian trước đó. Màu chủ đạo của buổi lễ Yule Ball cũng là màu xanh dừa cạn, vậy nên tổ phục trang quyết định chọn cho Hermione chiếc váy hồng để làm nổi bật sự xinh đẹp của cô.
Hermione và gam màu hồng quen thuộc thường thấy trước đó của cô
Nguồn ảnh: Tổng hợp