5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ Việt Nam 17:18 31/10/2022

Vị giác bất thường cũng có thể phản ánh bệnh tật nhưng lại ít được quan tâm.

Chúng ta thường cho rằng, vị giác bất thường là do dư vị từ thức ăn, đồ uống hoặc ''cơ địa'' mỗi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang tệ đi. Đặc biệt là đối với các cơ quan quan trọng như tim, thận, dạ dày, gan hay não bộ.

Vì vậy, đừng chủ quan mà bỏ qua 5 kiểu bất thường về vị giác sau đây:

1. Đắng miệng vào buổi sáng

5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Nếu sáng nào thức dậy bạn cũng có cảm giác đắng miệng dù chưa ăn uống gì thì khuyên bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh lý về răng miệng hoặc 1 số bệnh truyền nhiễm.

Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ, hoặc hút thuốc hay uống rượu bia mà luôn đắng miệng vào sáng sớm hôm sau. Bởi vì lúc này, khả năng bạn đang mắc các bệnh liên quan đến ung bướu rất cao.

Tuy nhiên, vị giác khác lạ khi thức dậy cũng có thể chỉ đơn giản là do bạn ngủ ngáy, mở miệng khi ngủ. Nó sẽ đi kèm với khô miệng, khó chịu ở họng và cảm giác đắng miệng chỉ thoáng qua một chút rồi tự hết, mức độ đắng cũng rất nhẹ.

2. Miệng cay, bỏng rát hoặc nhạy cảm với vị mặn

Miệng có vị cay tê, nhạy cảm với vị mặn có thể là do bạn cảm lạnh hoặc liên tục uống bia rượu, ăn quá no trong thời gian dài. Nhưng nếu bạn thấy đau miệng, khi ăn đồ mặn thấy khó chịu trong miệng thì nguy cơ đang mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, rối loạn thần kinh, mãn kinh, viêm hoặc loét hang vị dạ dày.

5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Còn hội chứng bỏng rát miệng là tình trạng cảm giác bỏng rát trong miệng diễn ra liên tục không rõ nguyên nhân. Cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến vùng xung quanh như lưỡi, nướu, môi, bên trong má, vòm miệng hoặc lan tỏa toàn bộ trong miệng. Khi gặp tình trạng này, rất có thể do bạn thiếu hụt vitamin hoặc mắc các bệnh nội tiết như tiểu đường, suy giáp.

3. Miệng có cảm giác ngọt và dính

Theo mô tả của một số bệnh nhân lâm sàng, đó là cảm giác dù không ăn đồ gì ngọt nhưng trong miệng luôn có vị ngọt nhẹ, nước bọt đặc hơn và có cảm giác bị dính trong khoang miệng. Nên cạnh vị giác bất thường, một số người thường cảm thấy tay chân yếu đi, đến khi ăn đồ ngọt thì miệng lại hơi chua.

Cảm giác ngọt và dính trong miệng không quá khó chịu nhưng lại có thể cho thấy bạn cần cảnh giác với bệnh tật nguy hiểm. Bao gồm bệnh lý liên quan đến gan, thận, hệ thống tiêu hóa hoặc bệnh tiểu đường. Cụ thể là tỳ vị bị hư hàn hoặc tỳ vị bị hư hỏa, bị viêm gan hoặc suy gan, suy thận. Nếu cộng thêm toàn thân mệt mỏi thì bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường.

4. Miệng chua, bốc hỏa trong miệng và buồn nôn

Ăn gì cũng thấy bị chua trong miệng rất có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Có trên một nửa số bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng và xuất hiện tình trạng ợ nóng, chua miệng sau khi ăn.

5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Đây cũng là dấu hiệu thường thấy ở những người bị viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng. Hay người bị nóng gan, viêm gan, xơ gan cũng có các triệu chứng tương tự, kèm theo buồn nôn, đau nhẹ trong khoang miệng.

Nếu bạn thấy nóng miệng, ăn gì xong cũng thấy miệng bị chua, lại kèm theo tức ngực, buồn nôn, chướng bụng sau bữa ăn, tâm trạng thấp thỏm thì nên đi khám ngay. Bởi vì lúc này e rằng các bệnh về dạ dày hoặc gan của bạn đã khá nặng rồi.

5. Miệng mặn kèm theo nóng hoặc khô họng

Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy vị giác của mình khác lạ. Miệng của bạn lúc nào cũng cảm thấy có vị mặn. Điều này không phải do bạn ăn quá nhiều đồ có vị mặn mà có thể do các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Ở mức độ nhẹ, miệng luôn cảm thấy mặn có thể là do các bệnh về răng miệng, mất nước, nhiễm trùng xoang, thiếu kẽm. Thường sẽ đỡ khi bạn uống nước hoặc ăn gì đó. Tuy nhiên, nếu không ăn gì cũng cảm thấy miệng có vị mặn nhẹ đi kèm cổ họng khô, nước bọt tiết ra ít hoặc lưỡi đỏ sẫm rất có thể là báo hiệu các bệnh về thận.

Nếu kèm theo các triệu chứng ù tai, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thì có thể bạn đang bị sỏi thận, viêm cầu thận. Nguy hiểm hơn là bị suy thận, ung thư thận nếu có thêm các triệu chứng nước tiểu vàng, hay mơ lan man, mỏi lưng và đầu gối dù không vận động mạnh.

Chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể khiến miệng có vị mặn trong thời gian dài. Ở các mức độ khác nhau, bệnh này có thể gây ra vị đắng, chua hoặc mặn ở trong khoang miệng một cách bất thường.

5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến não hoặc dây thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến lưỡi, vị giác và khiến miệng có vị mặn. Phổ biến như là đa xơ cứng, liệt Bell hay u não, tổn thương thần kinh do chấn thương.

Ngoài ra, Hội chứng Sjögren cũng có thể gây vị mặn ở miệng dù không ăn gì. Đây là một rối loạn hệ miễn dịch có thể gây khô mắt và miệng. Ngoài bất thường vị giác, nó còn gây đau khớp, mệt mỏi và rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline, Sohu