Trúc Tử, người Giang Tây, Trung Quốc là một họa sĩ sinh vào những năm 1980. Anh đã rời xa quê hương để đến Thượng Hải làm việc được 20 năm. Cách đây 2 năm, Trúc Tử đã có quyết định táo bạo khiến dân làng cũng như gia đình hoàn toàn bất ngờ.
Năm 2020, anh ngoài 30 nhưng vẫn còn tay trắng. Chị của Trúc Tử nói: “Cậu đã gần 40 rồi, xe không nhà không vợ. Nếu vậy thì về quê xây lại nhà, sống cùng bố mẹ cho thoải mái. Nếu cậu không có tiền, anh chị sẽ hỗ trợ”. Đồng ý với quan điểm trên, anh chàng 8x quyết gom toàn bộ vốn liếng về Giang Tây.
Toàn bộ quá trình thiết kế mất khoảng ba tháng. Khi kiến trúc sư gửi phương án "nâng bốn góc của ngôi nhà", Trúc Tử đã đưa ra quyết định trong vòng năm phút. Tuy nhiên, anh vấp phải sự phản đổi của chị gái vì thiết kế kiểu này hơi “lệch nhịp” với làng quê.
Dẫu vậy, sau một hồi bàn bạc và nhận được sự ủng hộ của cha, Trúc Tử dành toàn bộ tâm huyết để thực hiện ngôi nhà độc đáo này.
Ngôi nhà khác biệt giữa vùng nông thôn. Ảnh: iFeng
Ngay sau đó, anh bắt tay vào phá dỡ ngôi nhà cũ để xây dựng lại. Đến mùa hè năm 2022, công trình mới cơ bản hoàn thành, tiêu tốn 900.000 NDT (khoảng 3,1 tỷ đồng).
Về quê xây nhà đối với người ngoài có thể là niềm mơ ước nhưng chỉ khi bắt tay vào, Trúc Tử mới biết thực tế không như mơ.
Trước khi xây nhà, Trúc Tử tìm đến một kiến trúc sư. Nhưng vì chưa thể trả tiền ngay, tình bạn của cả hai suýt chút nữa đã "đứt đoạn". Vào thời điểm khó khăn nhất, anh đã phải thay đổi so với thiết kế ban đầu bằng những phương án có giá thành rẻ hơn.
Năm 2020 là thời điểm dịch bệnh bùng phát, anh gặp phải quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời, gần như không có thu nhập trong 3 năm liền. Lý do là vì năm 2019, anh quyết định nghỉ việc để chuyển sang nơi làm mới. Đi làm được 8 ngày, Trúc Tử thấy mình không đủ giỏi, không phù hợp. Kể từ đó, anh làm nghề tự do, sống với số tiền tiết kiệm từ những năm trước.
Xây dựng được nửa đường thì Trúc Tử “đứt dây” vì thiếu kinh phí. Mãi đến năm 2022, anh ký được hợp đồng bán tác phẩm cho bảo tàng nghệ thuật ở Úc nên mới có thể vực dậy.
Ngôi nhà mất gần 2 năm mới có thể hoàn thiện. Ảnh: iFeng
Giai đoạn làm hạ tầng tốn nhiều nhân lực và vật lực. Để hoàn thiện mái nhà trong vòng 2 ngày, gần 50 người đã phải làm việc cường độ cao. Thiết kế phần mái đặc biệt là một thách thức rất lớn đối với những người thi công. Trước đây chưa từng có công trình nào như vậy, khi đổ không có xe chuyên dụng, xi măng chỉ có thể dùng xe đẩy thủ công.
Khi trang trí nội thất, chàng trai 9x thú nhận: “Đồ đắt tiền mua không nổi, đồ rẻ tiền nhìn không đẹp nên tôi tự làm. Tôi đã dành hai tháng và 20.000 nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) cho vật liệu để làm tất cả đồ nội thất”.
Tủ, đèn và giường mỏng đến mức phải tính toán số lượng vít cần thiết. Để thuận tiện cho việc tiếp khách, nội thất cũng đã được cân nhắc về mặt chức năng.
Một số đồ nội thất khác được làm từ những vật liệu còn sót lại để tiết kiệm chi phí.
Chủ nhà tự tay làm đồ nội thất. Ảnh: iFeng
Ngôi nhà có kiến trúc “độc lạ” nhưng vẫn mang nét giản dị, tự nhiên và hòa nhập với nông thôn. Tổng cộng ngôi nhà có diện tích 330m2, gồm có hai tầng. Kết cấu bên trong được thiết kế đơn giản, lầu một là không gian chung, lầu hai là studio cùng phòng trà, thông với hành lang.
Bên trong ngôi nhà. Ảnh: iFeng
Trên hành lang có nhiều ô cửa sổ với kích thước khác nhau giúp chiếu sáng và thông gió, khi trời mưa có thể cảm nhận được gió ẩm lùa vào. Nhờ đó các thành viên trong nhà có thể tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn.
Hành lang được thiết kế rộng rãi, sâu hơn so với những ngôi nhà bình thường. Hầu hết thanh niên trong làng đều đi làm ăn xa, người già và trẻ em thường lui lại đây để tụ tập, giao lưu.
Nếu gia chủ kiên quyết thi công theo bản vẽ thì chi phí sản xuất và giá thành sẽ cao hơn rất nhiều. Kiến trúc sư căn cứ vào điều kiện thực tế mà điều chỉnh bản vẽ, thợ cả cũng nghĩ ra phương pháp riêng. Sau quá trình vừa làm vừa sửa, cuối cùng ngôi nhà cũng được hoàn thành.
Ảnh: iFeng
Từ xa, ngôi nhà màu trắng với những góc cạnh nổi bật hẳn giữa những ngôi nhà truyền thống ở xung quanh. Bốn góc của ngôi nhà được nâng lên, ở giữa có một mặt lõm tạo có cảm giác như đang bay bổng.
Mái nhà trở thành một sân hiên hình hyperbol được bao quanh bởi bốn đường cong. Hành lang tầng một và tầng hai rất rộng, trước cửa có một chiếc ghế dài làm bằng cây linh sam 25 năm tuổi ít nhất có thể ngồi được 15 người. Nơi này thường xuyên chật kín, dân làng có thể vào uống trà và trò chuyện bất cứ lúc nào.