Da của chúng ta là một "nhà máy tự sản xuất" vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây là phản ứng quan trọng có thể làm tăng cường sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất. Vitamin D không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn được biết đến với vai trò làm tăng mức serotonin trong cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng.
Mặc dù tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng có thể gây hại nếu không có biện pháp bảo vệ da. Mặt trời phát ra hai loại tia UV chính, cả hai đều có thể gây nguy hiểm: Tia UVA là nguyên nhân gây cháy nắng, tăng sắc tố da và có thể dẫn đến ung thư da. Đây cũng là loại tia UV có khả năng phá hủy collagen trên da, góp phần vào quá trình lão hóa. Còn tia UVB có thể góp phần vào quá trình lão hóa da, xuất hiện nếp nhăn, vết đốm và có thể gây ra ung thư da.
Vào mùa hè, bôi kem chống nắng được coi là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ làn da. Tuy nhiên sau khi bôi xong, bạn vẫn cần phải làm thêm 4 việc dưới đây.
1. Sau khi bôi xong hãy chờ 15 phút rồi mới ra ngoài nắng
Tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất 15 đến 20 phút. Đây là thời gian vừa đủ để lớp kem này bám vào da, phát huy hiệu quả tốt nhất.
Quy tắc này được áp dụng bất kể bạn sử dụng loại kem chống nắng nào, có thể là hóa chất, khoáng chất hay công thức kết hợp.
2. Thoa lại kem chống nắng thường xuyên
Để bảo vệ da hiệu quả, việc bôi lại kem chống nắng một lần nữa là điều cần thiết. Thường thì chúng ta chỉ nên để lớp kem chống nắng trên da khoảng 4-5 tiếng. Sau đó nên rửa mặt rồi bôi một lớp kem mới. Nếu bạn tham gia các hoạt động như bơi lội, thì nên bôi lại sau mỗi 2 giờ.
Ngoài khuôn mặt, hãy bôi kem chống nắng ở cổ, mỗi cánh tay, lưng và hai chân để đảm bảo bảo vệ toàn diện cơ thể trước tác động của ánh nắng mặt trời.
3. Mặc thêm quần áo bảo hộ
Sau khi bôi kem chống nắng, việc bạn nên làm ngay đó là mặc thêm quần áo dày, đeo kính và mũ rộng rành để nâng cao hiệu quả chống tia UV. Nếu không làm thêm bước này thì hiệu quả chưa cao, có thể tạo ra các gốc tự do trong da và làm phá vỡ collagen.
Các loại quần áo dày như denim hiệu quả chống nắng cao hơn so với vải cotton. Bạn nên lựa chọn những chiếc mũ có vành khoảng 7cm để che nắng được hiệu quả nhất. Vùng mắt là vùng da rất nhạy cảm và rất dễ bị bắt tia ánh sáng mặt trời, do đó hãy đeo loại kính râm có khả năng ngăn chặn 99% hoặc 100% tia UVA và UVB.
4. Ăn thêm hoa quả, rau xanh
Bằng chứng cho thấy rằng chế độ ăn uống có thể thay đổi đáng kể cách da phản ứng với ánh nắng mặt trời. Lớp biểu bì là một hàng rào có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài, bao gồm bảo vệ da khỏi bức xạ UV và ô nhiễm.
Trong mùa hè, bạn nên tăng cường bổ sung các loại quả, rau xanh để làn da có thêm dinh dưỡng, độ ẩm để chống lại tác động của môi trường. Một số loại rau quả có chứa beta-carotene, chất này giúp làm giảm chứng viêm do cháy nắng. Ví dụ như: cà rốt, cà chua, quả dưa hấu...
- Luôn chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên: Tổ chức Ung thư Da khuyên bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi hoạt động ngoài trời kéo dài. Ngoài ra, hãy chọn loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ "phổ rộng", nghĩa là nó ngăn chặn cả tia UVA và UVB.
- Nếu bạn dự định bơi lội hoặc hay đổ mồ hôi, hãy chọn loại kem chống nắng chống nước.
- Đối với việc thoa kem chống nắng toàn thân, hãy sử dụng khoảng hai thìa kem chống nắng. Khi thoa kem chống nắng lên mặt, hãy dùng một lượng khoảng bằng đồng xu, thoa đều khắp da.
- Đối với làn da dễ bị mụn trứng cá, hãy chọn loại kem chống nắng có nhãn "noncomedogenic". Thuật ngữ này có nghĩa là nó sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn, vì vậy nó có thể giúp giảm nguy cơ nổi mụn.
- Chọn kem chống nắng không chứa dầu nếu bạn có làn da dầu.